Tuesday, December 2, 2014

Tôn Giáo và Chính Trị

Con người, nhất là người được may mắn có học thức, phải biết tôn trọng sự thật, biết tự giác, cưỡng lại được sự nhòi sọ, tẩy não.

Tôn Giáo nguyên thủy là một cố gắng đi tìm sự thật, nhưng qua thời gian trở thành một dụng cụ mị quần chúng, chỉ huy tư tưởng tập thể. Tôn Giáo vì thế bắt tay, hợp tác với Chinh Trị, đưa tới một Ý Thức Hệ cầm quyền, tha thiết chiếm và bảo vệ Quyền Lực.

Bàn về Tôn Giáo và Chính Trị mà không biết sự đi đêm giữa TG và CT thì còn đắm chìm trong Bóng Tối. Muốn rời Bóng Tối để đến Ánh Sáng cần có sự can đảm, cái dũng của người thông minh yêu chuộng sự thật, lý luận, và kiến thức khoa học. Có học vị chưa hẳn là có sự can đảm và cái dũng nêu trên, vì nhiều người có bằng cấp mà đầu óc còn mê tín, u muội, tin vào những giáo điều hoang đường và quái đản vì tâm hồn, bản chất của họ là một đứa trẻ con, cần một sự che chở, bảo bọc bởi một "Đấng Toàn Năng" (sic!), một sự tưởng tượng người khác đặt ra để thống trị tư tưởng những nô lệ tinh thần. 

Muốn đi tới Chân Lý, phải có khả năng suy tư thật sự, tất là phải yêu Triết Học. Triết (Philosophy)  bên Tây Phương bắt đầu từ Hy Lạp nghĩa là yêu Kiến Thức. Kiến Thức cho ta một giải phóng và tự do của tư tưởng. Ta không còn mê tín, lý luận ấu trĩ, và nô lệ tư tưởng. Ta không là một đứa bé trong một thân xác người lớn. 

Trường hợp hiện tại Điếu Cày là một trắc nghiệm suy tư. Nếu ai đó nhìn vào hành động quá khứ, lời nói, và phong cách diễn đạt tư tưởng của ông ta trong những cuộc phỏng vấn với nhiều câu hỏi hóc búa và khiêu khích của vài phần tử không thiện cảm với ông, mà cho ông ta chỉ là một anh cựu binh nhì trong bộ đội Cộng Sản gửi qua Mỹ để lũng đoạn cộng đồng tỵ nạn người Việt, chớ không phải là một người yêu nước rất nhiều can đảm, và có thể là một trong những lãnh tụ tương lai của người Việt, thì theo thiển kiến của tôi, cách suy tư của người đó có nhiều vấn đề.

Trân trọng, 

No comments:

Post a Comment