Wednesday, December 14, 2016

Theism to Atheism

Hữu thần Vô thần

Theism - Atheism

***

Hữu thần - Vô thần

 

Nội dung

1/. Khái niệm về thần.

2/. Thuyết hữu thần.

2.1- Tín ngưỡng đa thần.

2.2- Tín ngưỡng độc thần

1) Do Thái giáo.2) Cơ Đốc giáo.3) Hồi giáo.

3/- Thuyết phiếm thần. 

4/. Thuyết vô thần.

5/. Một số các thuyết về thần qua đồ hình.

6/. Đạo Phật và thần.

6.1. Vài nét về vũ trụ quan trong đạo Phật.

6.2. Pháp giới.

1) Theo đạo Phật Nam Truyền.

2)  Theo đạo Phật Bắc Truyền

[+ Thế giới chúng sinh.+ Thế giới giác ngộ.]

6.3. Tu học.

1) Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành phòng hộ Sáu căn.

2) Nhận diện Tham-Sân-Si.

3)  Kỹ năng Định – Tuệ.

+ Thiền định.+ Thiền tuệ.

+ Niệm Phật định.+ Niệm Phật tuệ.

4) Lục thần thông.

Bài đọc thêm.

1/. Một số thuật ngữ trong hữu thần thuyết.

2/. Về chủ nghĩa vô thần 論無神.

NBS:  Minh Tâm 12/2016

o0o

 

1/. Khái niệm về thần.

Thần  (E: god) là từ gốc Hán có nghĩa như sau:

1/Tính từ

- Linh hoạt. Như: thần sắc 神色thần khí 神氣thần thái 神采.

- Kì diệu, phi thường. Như: thần đồng 神童, thần dược 神藥. 

2/Danh từ: 

- Sức chú ý, khả năng suy tưởng, tâm trí. Như: tinh thần 精神.

- Đồ vật hoặc sinh vật (hữu hình hay vô hình) có khả năng kỳ diệu, phi thường. Như: sơn thần 山神, thuỷ thần 水神, thổ thần 土神, … – được các tôn giáo gọi chung là – linh thần 靈神.  Về sau, con người còn thần hóa các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của một dân tộc.

Trong các tôn giáo, sinh vật vô hình có khả năng kỳ diệu, phi thường được gọi là  linh thần 靈神Đối tượng thờ phượng của tôn giáo chính là vị linh thần này. 

3/- Các từ ghép:

- hữu :  . + hữu Thần 

- đa :  nhiều+ đa Thần 

- độc :  duy nhất + độc Thần 

- vô  :  không có.+ vô Thần 

- phiếm :  không rõ.+ phiếm Thần 

 

2/. Thuyết hữu thần.    

Thuyết hữu thần hay hữu thần thuyết (神論;  E: Theism) là một học thuyết quan niệm rằng có một thế giới sinh vật vô hình tồn tại trong vũ trụ này. Sinh vật vô hình này có khả năng kỳ diệu phi thường, có thể gây ảnh hưởng lên tất cả mọi sự vật ở thế giới hữu hình.  

Ý niệm về hữu hình hay vô hình là căn cứ vào hệ thống giác quan hữu hạn của con người, mà thông thường là thị giác và thính giác.

Về khía cạnh khoa học tâm lý, những đối tượng có cá tính dễ dàng gắn kết mạnh với các đối đãi – ưa hay ghét, chấp nhận hay phủ bác, … – qua những gì mình thấy hay biết chưa thấu đáo, hoặc chưa thấy hay chưa biết, là mảng người có thuộc tính tình cảm.  Những người này khi có điều kiện tiếp cận với tôn giáo, thì họ có thể dễ dàng trở nên những người “hữu thần”. 

Về các tổ chức tín ngưỡng, có thể thấy rằng các tổ chức tín ngưỡng thường gắn liền việc thờ phượng của mình với học thuyết hữu thần. Sự phân biệt các dạng tín ngưỡng thường được xem xét qua việc định lượng quyền năng phi thường của đối tượng linh thần như dưới đây.

Xem thêm:

Theism - Wikipedia

Category:Theism - Wikipedia

Thể loại:Thuyết hữu thần – Wikipedia tiếng Việt

Đa thần, độc thần và phiếm thần - Nhịp Cầu Giáo Lý

 

2.1- Tín ngưỡng đa thần hay đa thần giáo (多神教;  E: polytheistic religion)Tín ngưỡng này chủ trương thờ một hay nhiều linh thần. Mỗi linh thần có quyền năng đảm nhiệm thưởng phạt theo một chức năng riêng.

Tín ngưỡng thời cổ đại trải qua các thời kỳ:  

1./ Vật tổ giáo (totemism).2./ Ma thuật giáo (magicism). 

3./ Bái vật giáo (fetishism).  4./ Vật linh giáo (animism). 

Tín ngưỡng đa thần được xem là lọai tín ngưỡng hình thành vào giai đoạn Vật linh giáo qua các biểu hiện sau:

Dạng thần linh liên hệ đến đời sống cá nhân :  Thần tài, Thần bếp, Thần canh cửa, Thần nhà xí, Thần tình ái, Thần hôn nhân, Thần nhi đồng …

Dạng thần linh liên hệ đến đời sống xã hội :  Thần tằm tơ, Thần nhuộm, Thần hoa, Thần trà, Thần nấu rượu, Thần gốm, Thần kiến trúc, Thần tàu thuyền, Thần coi ngựa, Thần trừ sâu, Thần bảo hộ kỹ nữ… Ở Việt Nam, các vị thần này thường được gọi là tổ,  như Tổ nghề kim hoàn, Tổ nghề mộc, Tổ nghề thêu may.., Tổ cải lương …

Vật linh giáo biểu hiện qua tín ngưỡng đa thần thời cổ đại của Hy Lạp (1100 – 323 ) tCN và La Mã (753 tCN – 476 CN).

Hy Lạp La Mã            Đặc trưng

Zeus             Jupiter       Vua các thần.

Hera         Juno           Nữ hoàng các thần. Bảo trợ hôn nhân.

Apollo       Apollo ( mặt trời)    Nam thần. Bảo trợ nghệ thuật và chân lý.

Artemis      Diana                  Nữ thần. Bảo trợ săn bắn.

Ares             Mars                   Nam thần. Bảo trợ chiến tranh.

Aphodrite   Venus                  Nữ thần. Bảo trợ sanh sản và sắc đẹp.

Athena       Minerva              Nam thần. Bảo trợ công mỹ nghệ và trí tuệ.

Eros           Cupid                   Nữ thần. Bảo trợ tình ái.

Demeter     Ceres                   Nữ thần. Bảo trợ mùa màng.

Dionysus      Liber                  Nam thần. Bảo trợ rượu vang.

Hermes     Mercury              Nam thần. Bảo trợ văn chương, thi ca, nhạc.

Hestia        Vesta                  Nữ thần. Bảo trợ bếp núc và sức khỏe.

Hephaestus Vulcan                 Nam thần. BT công nghệ (đúc, rèn kim khí).  

Poseidon  Neptunus            Nam thần. Bảo trợ biển, động đất, ngựa.

Thavatos   Mors                    Nam thần. Bảo trợ sự chết.

Zeus – Wikipedia tiếng Việt

Zeus - Wikipedia, the free encyclopedia

 

Jupiter (thần thoại) – Wikipedia tiếng Việt

Jupiter (mythology) - Wikipedia, the free encyclopedia


Tín ngưỡng đa thần được xem là lọai tín ngưỡng chưa có "khái niệm" về một vị thần tối cao duy nhất tự hữu và hằng hữu. Nghĩa là với tín ngưỡng đa thần, dù cho có một vị thần đứng đầu trong số những vị thần mà họ tôn thờ, vị thần này cũng sinh ra từ một phả hệ hay dòng tộc như trong xã hội loài người.

Học thuyết hữu thần của tín ngưỡng đa thần này gọi là thuyết đa thần hay đa thần thuyết (多神;  E: polytheism).

Đặc trưng của các tín ngưỡng đa thần lớn trên thế giới như đa thần Nhật Bản(Thần đạo), đa thần Ai Cập cổ, đa thần Hy Lạp cổ, đa thần La Mã cổ, đa thần Trung Quốc cổ, đa thần của người German, đa thần của người Slav, đa thần của người Anglo-Saxon.

Ấn giáo  được xem là tôn giáo đa thần, với các thần có những chức năng đặc biệt quan trọng, như “Sinh ra –  Bảo tồn – Hủy diệt”. Nhưng nhiều nghiên cứu thì lại cho rằng học thuyết của Ấn giáo lại  rất gần với học thuyết Phiếm thần.

Ba vị thần đảm nhiệm 3 chức năng riêng biệt:

     Sinh ra         –         Bảo tồn            –       Hủy diệt.

Xem thêm:

Polytheism - Wikipedia

Thuyết đa thần – Wikipedia tiếng Việt

Đôi nét về tôn giáo ở Nhật Bản

 

2.2Tín ngưỡng độc thần hay độc thần giáo 神教;  (E: monotheistic religion):  Tín ngưỡng này chủ trương thờ một linh thần hay nhiều linh thần, nhưng chỉ có một linh thần duy nhất có quyền năng to lớn nhất chi phối trên tất cả mọi sự. Vị linh thần toàn năng này thường được gọi là Thượng Đế.

Một số các nhà  khoa học xã hội và nhân văn cho rằng tín ngưỡng độc thần tiến bộ hơn tín ngưỡng đa thần. Nhưng lại có trường phái quan niệm rằng tín ngưỡng đa thần là sự suy thoái từ tín ngưỡng độc thần, nghĩa là độc thần có trước, đa thần có sau. 

Tín ngưỡng độc thần cho rằng vị Thượng Đế này là một siêu sinh vật tự nhiên, là vị thần tối cao duy nhất, tự hữu và hằng hữu, có tính cách riêng biệt, tạo ra vũ trụ, tác động đến tất cả các quá trình vật chất và tinh thần. Tất cả những gì diễn ra trên thế giới đều được xem là do ý định xếp đặt và điều khiển của Thượng Đế.

No comments:

Post a Comment