Tuesday, March 21, 2017

Duy Tâm, Duy Lý, Duy Vật

1. Nhiều nhà khoa học vật lý đã tỏ sự ngạc nhiên và kính phục là tại sao những vị thiền sư Ấn Độ chỉ dùng thiền mà đưa ra những nhận xét mà rất gần gủi với những hiểu biết khoa học về Vật Lý và Thiên Văn hiện đại. 

-Phải chăng đó là sự kiện "càng lên cao càng giống nhau" (Everything that rises will converge, great minds think alike).

-Duy Lý không hẳn là Duy Tâm. Duy Lý là nền tảng của Duy Vật kiểm chứng được. Duy Tâm (Plato, Berkeley, Hegel) có thể cao siêu hơn Duy Vật và là Chân Lý nhưng chưa thuyết phục được nhiều người. Duy Tâm dùng Duy Lý trong lý luận nhưng có lẽ "đi lạc đường".

-Các nhà thiền sư Ấn Độ dùng Duy Lý nhưng nhận xét của họ được kiểm chứng bởi Khoa Học. Tương tự như những tư tưởng của Einstein và Hawking là Duy Lý thuộc lãnh vực Vật Lý Lý Thuyết (Theoretical Physics) nhưng đa số được kiểm chứng về sau bởi quan sát và đo lường của Khoa Học. 

-Niềm Tin có Sự Hiện Hữu của "Thượng Đế" thoáng qua có vẻ có tính cách Duy Lý nhưng đó cách suy tư duy lý kiểu trẻ con, ít học, và không có kiểm chứng. Vì thế đại đa số khoa học gia phủ nhận một Thượng Đế của truyền thống Đạo Do Thái, Đạo Ki Tô, và Đạo Hồi. Các biện minh cho Sự Hiện Hữu của Thượng Đế đều có tính cách lý sự và ngụy biện. Những gì ta cho là hiểu và biết có thể là hiểu biết lầm lẫn. Đó là một thái độ chúng ta cần có trên tiến trình Đi Tìm Sự Thật. Đa số những khoa học gia có thái độ đó. Các nhà "thần học" phần đông thì không.

2. Một câu hỏi cần nhận thức là chúng ta là con cháu của Vũ Trụ. Con Cháu hiểu được Cha Ông hay không? Can a part understand The Whole? 

3. Những nhận xét của tôi trong (1) và (2) ở trên có thể thiếu sót hoặc sai lầm hoàn toàn. Xin các bậc cao minh chỉ bảo.

Trân trọng, 

Ainsi Parlait/Thus Spoke/Así Dijo Wissai

No comments:

Post a Comment