Wednesday, April 13, 2016

The Vietnamese Language


Tiếng Việt

Tiếng Việt
Phát âmtiəŋ₃₅ vḭət₃₁ (miền Bắc)
tiəŋ₃₅ jḭək₃₁ (miền Nam)
Sử dụng tạiViệt Nam, các nước có Việt kiều sinh sống như Hoa KỳCampuchiaLàoPhápÚcCanadaĐài Loan
Tổng số người nói90 triệu người trở lên
Hạng13–17 (như tiếng mẹ đẻ); gần bằng tiếng Triều TiênTeluguMarathi và Tamil
Ngữ hệHệ Nam Á[1]
Phân nhánh
Hệ chữ viếtChữ Nôm
Quốc ngữ (từ năm 1945)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tạiFlag of Vietnam.svg Việt Nam[2]
Flag of the Czech Republic.svg Cộng hòa Séc (ngôn ngữ dân tộc thiểu số)[3]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1vi
ISO 639-2vie
ISO 639-3vie
Phân bố
Phân bố tiếng Việt tại các nước trên thế giới

Tiếng Việt, còn gọi tiếng Việt Nam[4] hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu sốtại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đặt mã hai chữ cái cho tiếng Việt là "vi" [5] (tiêu chuẩn ISO 639-1) và đặt đại mã ba chữ cái cho tiếng Việt là "vie" [6] (tiêu chuẩn ISO 639-2).

Tiếng Việt được chính thức ghi nhận trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.[7] Tiếng Việt bao gồm cách phát âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để viết. Tuy nhiên, "chưa có bất kỳ văn bản nào của Nhà nước (cấp quốc gia) công nhận đó là quốc tự..."[8]

Cũng cần lưu ý tránh nhầm lẫn với Việt ngữ (粵語), là ngôn ngữ được sử dụng ở miền nam Trung Quốc (Quảng ĐôngQuảng Tây) cũng như ở Hồng KôngMa Cao mà ta gọi là tiếng Quảng Đông.

Xếp loại

Với những cơ sở khoa học gần đây được đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Xa hơn là các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Những ngôn ngữ này có chung một số từ vựng căn bản. Thí dụ, từ tay trong tiếng Việt tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khmer là đay và trong tiếng Môn là tai.

Lịch sử

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp, tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam.

Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở thời kỳ khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau, qua quá trình giao thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ thống thanh điệu phát triển cao, hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với ba thanh điệu và phát triển ổn định vào khoảng thế kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt.

Ví dụ[9] của A.G. Haudricourt.

Đầu Công nguyên
(không thanh)
Thế kỉ 6
(ba thanh)
Thế kỉ 12
(sáu thanh)
Ngày nay
papapaba
sla, hlahlalala
baba
lala
pas, pahpảbả
slas, hlahhlàlảlả
bas, bah
las, lah
pax, paʔ
slax, hlaʔhlá
bax, baʔpạbạ
lax, laʔlạlạ

Nguồn gốc bản địa

Ảnh hưởng từ Trung Hoa

Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Có 6 âm sắc chính là: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Giai đoạn từ đầu công nguyên, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng Trung Hoa. Bắt đầu từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, tiếng Việt bắt đầu có những âm được vay mượn từ tiếng Hán. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong cuốn sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việtchia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời nhà Đường (đầu thế kỉ 8), từ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là từ Hán cổ; hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ 8 – thế kỉ 10) trở về sau, từ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là từ Hán Việt. Từ Hán cổ và từ Hán Việt được gọi chung là từ gốc Hán.

Một số từ ngữ Hán cổ có thể kể đến như "đầu", "gan", "ghế", "ông", "bà", "cô", "chè", "ngà", "chén", "chém", "chìm", "buồng", "buồn", "buồm", "mùi", "mùa"... Từ Hán cổ là những từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hoá rất mạnh, nên những từ này hiện nay nói chung không còn xa lạ đối với người Việt nữa.

Hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác. Hiện nay có 1945 chữ Hán thông dụng trong tiếng Nhật, cũng có khoảng 2000 từ Hán Hàn thông dụng). Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán-Việt. Như là "chủ", "ở", "tâm", "minh", "đức", "thiên", "tự do"... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như "nhiệt náo" thành "náo nhiệt", "thích phóng" thành "phóng thích", "đảm bảo" thành "bảo đảm"...; hoặc được rút gọn như "thừa trần" thành "trần" (trong trần nhà), "lạc hoa sinh" thành "lạc" (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hoặc được đọc chệch đi như "tiếp thu" thành "tiếp thụ", "tháp nhập" thành "sát nhập", "thống kế" thành "thống kê", "chúng cư" thành "chung cư", "vãn cảnh" thành "vãng cảnh", "khuyến mãi" thành "khuyến mại"...; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như "phương phi" trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", "bồi hồi" trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động"...Mặt khác người Trung Quốc gọi là Thái SơnHoàng Hà, cổ thụ...thì người Việt lại đọc là núi Thái Sơnsông Hoàng Hà, cây cổ thụ (mặc dù sơn = núi, hà = sông, thụ = cây)...Do tính quy ước của ngôn ngữ mà ít nhiều các cách đọc sai khác với tiếng Hán vẫn được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, trong khi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay cũng như các cơ quan, các cấp quản lí, tổ chức xã hội - nghề nghiệp lẫn các nhà khoa học Việt Nam chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chuẩn hoá cách sử dụng tên riêng và từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài.[10]. Bên cạnh đó, cũng có những từ được cho là dùng sai và khó chấp nhận như, “quan ngại” được dùng và hiểu như “lo ngại”, “vấn nạn” được hiểu là “vấn đề nan giải”, “vô hình trung” thì viết thành “vô hình chung” hay “vô hình dung”, “việt dã” bị hiểu là “chạy dài”; “trứ tác” được dùng như “sáng tác”[11], “phong thanh” được dùng như “phong phanh", “bàng quan” được dùng như “bàng quang”, “đào ngũ” được dùng là “đảo ngũ”,"tham quan" thành "thăm quan", "xán lạn" thành "sáng lạng"…

Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ "sĩ diện", "phi công" (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay "bao gồm", "sống động", "sinh đẻ" (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn. Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70% vốn từ trong phong cách chính luậnkhoa học (Maspéro thì cho rằng, chúng chiếm tới hơn 60% lượng từ tiếng Việt)[10][11]. Tác giả Lê Nguyễn Lưu trong cuốn sách Từ chữ Hán đến chữ Nôm thì cho rằng, về lĩnh vực chuyên môn và khoa học tỉ lệ này có thể lên đến 80%, nhưng khi nhận xét về văn ngữ trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ còn 12,8%, kịch nói rút xuống còn 8,9%, và ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày còn thấp hơn nữa.[12]. Dù ở tỷ lệ nào đi nữa đại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt. Tiếng Việt gọi là "thủ tướng" nhưng tiếng Hoa là "tổng lý"; tiếng Việt là "truyền hình" thì tiếng Hoa là "điện thị"; tiếng Việt là "thành phố" thì tiếng Hoa là "đô thị". Những chữ thủ tướng, truyền hình, thành phố hoàn toàn là Hán Việt nhưng người Hoa tuyệt nhiên không dùng. Do vậy tiếng Việt dù vay mượn tiếng Hán nhưng giữ được bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong khi lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.

Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh, tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như Nam quốc sơn hà bên sông Như Nguyệt (sông Cầu).

Cùng thời gian này, một hệ thống chữ viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển, và đó chính là chữ Nôm. Để tiện cho việc học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt, Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đã biên soạn cuốn sách Tam thiên tự giải âm (còn gọi là Tam thiên tựTự học toản yếu). Tam thiên tự giải âm chỉ lược dạy 3000 chữ Hán, Nôm thông thường, đáp ứng nhu cầu cần thiết, nhớ chữ, nhớ nghĩa từng chữ, mỗi câu bốn chữ. Hiệp vần cũng có điểm đặc biệt, tức là vần lưng (yêu vận, vần giữa câu). Tiếng thứ tư câu đầu hiệp với tiếng thứ hai câu dưới, rồi cứ thế mãi đến 3000 chữ, 750 câu. Ví dụ: Thiên- trời, địa - đất, cử - cất, tồn - còn, tử - con, tôn - cháu, lục - sáu, tam -ba, gia - nhà, quốc - nước, tiền - trước, hậu - sau, ngưu - trâu, mã - ngựa, cự - cựa, nha - răng, vô - chăng, hữu - có, khuyển - chó, dương - dê v.v...Trần Văn Giáp đánh giá đây tuy chỉ là quyển sách dạy học vỡ lòng về chữ Hán, như lời tác giả đã nói, nhưng thực ra cũng có thể coi nó chính là sách tự điển Hán Việt thông thường và phổ biến ở cuối thế kỷ XVIII, cùng thời với các sách Chỉ nam ngọc âmChỉ nam bị loại, và xuất hiện trước các sách Nhật dụng thường đàmThiên tự văn và Đại Nam quốc ngữ.[13] Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển rực rỡ nhất, đạt đỉnh cao với Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820). Tiếng Việt, được thể hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày nay. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm.

Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789.

Ảnh hưởng từ châu Âu

Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dụchành chính và ngoại giaoChữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo châu Âu, đặc biệt là hai tu sĩngười Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, với mục đích dùng ký tự Latinhđể biểu hiện tiếng Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương (chủ yếu là từ tiếng Pháp[14]) như phanhlốpgăngpê đan... và tiếng Hán như chính đảngkinh tếgiai cấpbán kính... Tờ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này.

Thời kỳ 1945 cho đến nay

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc và miền Nam có chiều hướng khác nhau. Vì các lý do chính trị và kinh tế, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, và sự hiện diện của các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt[cần dẫn nguồn]. Những từ này thường có gốc Hán-Việt, nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã đem một số từ tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày[cần dẫn nguồn].

Tuy nhiên, trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam thì ở miền Bắc có xu hướng sử dụng từ thuần Việt và ở miền Nam lại có khuynh hướng sử dụng từ Hán-Việt. Ví dụ như miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân hàng Nhà nước" (1960), miền Nam lại gọi là "phi trường" thì miền Bắc gọi là "sân bay", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền Nam gọi là "Đệ nhất Thế chiến" thì miền Bắc kiên quyết gọi là "Chiến tranh thế giới lần thứ nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc lại gọi là "tên lửa",[cần dẫn nguồn], miền Nam vẫn gọi là "thủy quân lục chiến" còn miền Bắc lại đổi thành "lính thủy đánh bộ"... Ngược lại danh từ miền Bắc như "tham quan", "sự cố", "nhất trí", "đăng ký", "đột xuất", "vô tư" v.v. thì miền Nam dùng những chữ "thăm viếng", "trở ngại/trục trặc", "đồng lòng", "ghi tên", "bất ngờ", "thoải mái"... Các từ có gốc phương Tây, miền Nam có khuynh hướng biến đổi thành từ Hán Việt, như Băng đảoÚc Đại LợiHung Gia Lợi còn miền Bắc có khuynh hướng phiên âm ra thành Ai-xơ-len, Ô-xtrây-li-a, Hung-ga-ri...

Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, quan hệ Bắc Nam được kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào. Nhiều từ thuần Việt được sử dụng phổ biến thay cho từ Hán Việt, cũng như với sự tiến triển của internet và toàn cầu hóa, ảnh hưởng của tiếng Anh ngày càng lớn trên báo chí và đội ngũ phóng viên, nhiều từ nước ngoài được đưa vào tiếng Việt thiếu chọn lọc, viết nguyên bản theo ngôn ngữ nước ngoài...

Phân bố

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, và cũng là ngôn ngữ phổ thông đối với các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thêm vào đó, tiếng Việt được hơn 1 triệu người sử dụng tại Hoa Kỳ (đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 3 tại Texas, thứ 4 tại Arkansas và Louisiana và thứ 5 tại California), cũng như trên 100.000 người tại Canada và Úc (đứng thứ 6 toàn quốc).

Theo Ethnologue[6], tiếng Việt còn được nhiều người sử dụng tại AnhBa LanCampuchiaCôte d'IvoireĐứcHà LanLàoNa UyNouvelle-CalédoniePhần LanPhápPhilippinesCộng hòa SécSénégalThái LanTrung Quốc và Vanuatu. Tiếng Việt cũng còn được dùng bởi những người Việt sống tại Đài LoanNga...

Ngoài ra Tiếng Việt cũng được công nhận là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc vì người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Séc[15].

Tiếng địa phương

Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc Hà Nội, giọng Trung Huế và giọng Nam Sài Gòn là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc sử dụng một số phụ âm (tr, ch, n, l...) khác với miền Nam và Trung. Giọng Huế khó hiểu hơn những giọng khác vì có nhiều từ địa phương. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc[16] và học giả Laurence Thompson[17] thì cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng.[18]

Giọng chuẩnNơi sử dụng
Giọng miền BắcHà Nội
Giọng miền TrungHuế
Giọng miền NamThành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)
Giọng địa phươngNơi thể hiện rõ nét
Giọng Đông BắcQuảng NinhHải PhòngThái BìnhNam Định
Giọng Hà NộiCác tỉnh thuộc vùng Hà NộiĐông Bắc Bộ (các tỉnh Lạng SơnTuyên QuangBắc Kạn), Hà NộiNinh Bình)
Giọng Thanh HóaThanh Hóa
Giọng Nghệ-TĩnhNghệ AnHà Tĩnh
Giọng Bình-Trị-ThiênQuảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên - Huế
Giọng QuảngQuảng NamĐà Nẵng
Giọng NẫuQuảng NgãiBình ĐịnhPhú Yên
Giọng Nam Trung BộKhánh HòaNinh ThuậnBình ThuậnLâm Đồng
Giọng Đông Nam BộCác tỉnh Đông Nam Bộ
Giọng miền TâyCác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Giọng dân tộc thiểu số[cần dẫn nguồn]Các tỉnh Tây BắcTây Nguyên
Đặc trưng trong giọng các vùng miền
Miền BắcMiền TrungMiền Nam
nàyninầy
thế nàyri nèvầynhư vầy
ấynớđó
thếthế ấyrứarứa tềrứa đóvậyvậy đó
kiađó
kìatềđó
đâuđâu
nàomồnào
saothế nàorăngsao
tôituitui
taotautao
chúng tôibọn tuitụi tui
chúng taobọn tautụi tao
màymimầy
chúng màybâybọn bâytụi mầy
hắn
chúng nóbọn hắntụi nó
ông ấyông nớổng
bà ấybà nớbả
cô ấydì nớcổ
chị ấychị nớchỉ
anh ấyanh nớảnh

Ngữ âm
Bài chi tiết: Ngữ âm tiếng Việt

Nguyên âm

Giống như nhiều ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, tiếng Việt khá phong phú về nguyên âm. Dưới đây là bảng các nguyên âm theo giọng Hà Nội.

TrướcGiữaSau
Đóngi [i]ư [ɨ]u [u]
Nửa đóngê [e]ơ [əː]ô [o]
Nửa mởe [ɛ]â [ə]o [ɔ]
Mởă [a] / a [aː]

Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tròn môi, còn lại là nguyên âm tròn môi. Ă và â là dạng ngắn của a và ơ.

Đồng thời, tiếng Việt còn có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba.

Phụ âm

Bảng dưới đây trình bày các phụ âm trong tiếng Việt và cách viết.

Đôi môiVòm trênUốn lưỡiVòmVòm mềmHọng
Tắcvô thanhp [p]t [t]tr [ʈʂ~ʈ]ch [c~tɕ]c/k/q [k]
bật hơith [tʰ]
hữu thanhb [ɓ]đ [ɗ]
Xátvô thanhph [f]x [s]s [ʂ]kh [x~kʰ]h [h]
hữu thanhv [v]d [z~j]r [ʐ~ɹ]gi [z~j]g/gh [ɣ]
Mũim [m]n [n]nh [ɲ]ng/ngh [ŋ]
Tiếp cậnu/o [w]l [l]y/i [j]

Một số phụ âm chỉ có một cách viết (như bp), nhưng một số có nhiều cách viết như k, có thể được biểu diễn bằng ck hay q. Đồng thời, các phụ âm có thay đổi tuỳ theo địa phương. Sự khác biệt về phụ âm giữa các vùng miền được trình bày kĩ hơn trong bài phương ngữ tiếng Việt.

Thanh điệu

Dấu thanh trong tiếng Việt
DấuChữ mẫu
nganga
sắcá
huyềnà
hỏiả 
ngãã
nặngạ 

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ được biểu thị bằng các dấu thanh, còn gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được nói giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có năm thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu thanh ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho sáu thanh điệu này.

Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng một trong ba phụ âm cuối /k/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "c" hoặc chữ cái nhị hợp "ch"), /t/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "t"), /p/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "p") chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng. Ba âm tắc trên đã làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh.

Trong thơ ca các thanh điệu được phân thành hai nhóm: thanh bằng gồm có ngang và huyền, thanh trắc gồm các thanh còn lại. Trong các thể thơ cổ như Đường luật và lục bát, sự hoà hợp thanh điệu bằng - trắc giữa các tiếng trong một câu thơ rất quan trọng.

Ngữ pháp
Bài chi tiết: Ngữ pháp tiếng Việt

Giống như nhiều ngôn ngữ khác tại Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Các quan hệ ngữ pháp được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống hư từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ ngữ - vị ngữ - phụ ngữ(SVO).

Vị trí các từ được sắp xếp theo thứ tự, từ mang ý chính đứng trước từ mang ý phụ phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho từ mang ý chính, tương tự như danh từ đứng trước tính từ đứng sau bổ sung nghĩa cho danh từ.

Tiếng Việt còn có hệ thống đại từ nhân xưng phức tạp dựa trên các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc, và hệ thống danh từ đơn vị.

Từ vựng
Bài chi tiết: Từ vựng tiếng Việt
alt
Các từ màu cam là Từ thuần Việt, các từ màu xanh là Từ Hán-Việt.

Từ vựng tiếng Việt được chia ra thành hai bộ phận lớn: từ thuần Việt và từ mượn. Ngoài ra còn có những từ hỗn chủng, là kết quả của sự kết hợp các yếu tố thuần Việt và ngoại lai.

Từ thuần Việt

Bài chi tiết: Từ thuần Việt

Từ thuần Việt là những từ xuất hiện lâu đời trong tiếng Việt, biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm cơ bản nhất. Do có sự tiếp xúc từ rất sớm với các ngôn ngữ nhóm Tày-Thái nên nhiều từ thuần Việt và các từ tương ứng trong các tiếng này có sự giống nhau nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa.[19]

Từ Hán-Việt

Bài chi tiết: Từ Hán Việt

Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước Việt. Quá trình tiếp xúc lâu dài đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán. Giai đoạn đầu, hiện tượng này diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu thông qua đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hán, tạo nên một lớp từ có nguồn gốc Hán cổ mà ngày nay đã hoà lẫn với các từ thuần Việt.[20] Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu được đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt. Khi được đưa vào tiếng Việt, bên cạnh việc bị thay đổi về mặt ngữ âm, nhiều từ Hán Việt bị thay đổi cả ngữ nghĩa.[20]

Từ Hán Việt chiếm một phần không nhỏ trong vốn từ vựng tiếng Việt. Chúng có vai trò quan trọng, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người Việt Nam có thói quen đặt tên người theo tiếng Hán Việt như Sơn, Thủy, Phong,...mà ít khi đặt theo tiếng thuần Việt như Núi, Nước, Gió,...Việc sử dụng từ thuần Việt để đặt tên đôi khi bị coi là không hay, quê mùa. Tuy nhiên, nhiều người nổi tiếng có xu hướng đặt các nghệ danh theo tên Hán Việt, thường được báo chí Việt Nam gọi là các tên kêu, các mỹ từ như Nhật Kim AnhLý Nhã KỳPhan Đinh TùngQuang LêNgô Kiến Huy...[21] Người Việt Nam có ý thức trong việc nhận thức và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nên việc sử dụng từ Hán Việt có sự chọn lọc, có xu hướng thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt khi có thể. Trong bức thư gửi cho Hồ Mộ La vào năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Răng không kêu chú là chú Minh, lại kêu bằng “Minh thúc”. Tiếng ta có, thì nên dùng tiếng ta, như rứa phổ thông hơn, phải không cháu?"[22]. Hồ Chí Minh cũng đề xuất thay thế các từ "giám mã" bằng "giữ ngựa"...

Từ có nguồn gốc Ấn-Âu

Bài chi tiết: Từ mượn và Vinish

Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều vào tiếng Việt, chỉ sau từ Hán-Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường, cũng như trong các loại sách báo khác. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ gốc Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong khoa học - kĩ thuật.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Việt Nam chịu ảnh hưởng đáng kể của Liên Xô. Do đó, một số từ gốc Nga có điều kiện du nhập vào Việt Nam (như xô viếtbôn-sê-vích). Đồng thời, cùng với sự tiếp xúc, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, trong tiếng Việt cũng xuất hiện các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh.

Nhìn chung, khi được đưa vào tiếng Việt, những từ này được Việt hoá về mặt âm đọc (thêm thanh điệu, thay đổi âm hoặc giảm bớt âm tiết). Do vậy, những từ đơn âm tiết (hoặc được đơn âm hoá), vay mượn qua khẩu ngữ dễ dàng thâm nhập vào tiếng Việt. Trong khi đó, những từ có hai hoặc nhiều âm tiết trở lên, được vay mượn thông qua sách vở vẫn còn dấu ấn ngoại lai.[23] Đặc biệt, nhiều từ được vay mượn nguyên dạng nên tạo không ít khó khăn trong cách phát âm.

Từ hỗn chủng

Bài chi tiết: Từ hỗn chủng

Từ hỗn chủng là những từ được tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau, như giữa yếu tố thuần Việt và Hán Việt, giữa yếu tố thuần Việt và yếu tố Ấn-Âu. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, các từ hỗn chủng được tạo ra ngày càng nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt các khái niệm mới trong xã hội hiện đại.

Ví dụ:

  • vôi hoá (Hán-Nôm𥔦化) - "vôi" là thuần Việt, "hoá" là Hán-Việt.
  • ôm kế - "ôm" là từ tiếng Đức Ohm, "kế" là Hán-Việt.
  • nhà băng - "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ tiếng Pháp banque.

Văn tự

Chuyện bên lề

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài
Đọc trong ngôn ngữ khác


Sent from Yahoo Mail for iPad

No comments:

Post a Comment