Saturday, November 21, 2015

Sự Thật, Não, và Tôn Giáo

Chỉ có Sự thật mới Giải thoát chúng ta
Minh Chung
***



I. Sự Thật.
Đối với vấn đề sự thật có hai xu hướng tồn tại nơi con người:
- Con người khao khát sự thật, bởi vì chỉ có sự thật chân tình, người ta mới có thể ngồi lại với nhau, mới có thể cùng nhau giải quyết vấn đề cho tốt.
- Con người sợ sự thật và ngại khi nghĩ và nói về sự thật, vì 2 lẽ sau:
1/. Bản thân người đó chuộng sống hình thức, hào nhoáng giả tạo nên sợ bị phanh phui, bóc trần.
2/. Bản thân người đó thiếu khả năng phân tích phán đoán thật giả. Đây là điểm mà số đông con người gặp phải, bởi xu hướng số đông này nặng lối sống tình cảm và thiếu suy nghĩ hay lười suy nghĩ với lý trí. Nhược điểm này chính là đất dụng võ cho các trào lưu tôn giáo phát triển.

II. Tôn giáo.
Tôn giáo có thể nói cụ thể là một tổ chức có tôn chỉ mà người theo tôn giáo là số đông người có tính cách nhiều chấp nhận và ít suy nghĩ, nên tôn chỉ thường được gọi tín điều – tức là các điều quy định của tổ chức mà người theo tôn giáo phải tin vào, thậm chí tin quyết liệt “vô điều kiện”. 
Các tổ chức tôn giáo cho rằng các tín điều này sẽ giúp con người trở nên tốt đẹp (đạo đức), nên gọi đó là đức tin. Tuy nhiên, cái mà các tôn giáo gọi là đức tin thì rất đáng nghi ngờ bởi tính chủ quan áp đặt của tín điều.
Thật vậy, tín điều của tôn giáo có nội dung dựa vào hai sắc thái sau:
1/. Hữu hình:  Tôn giáo dựa vào thiện ác của đạo đức xã hội mà đưa ra thứ luật pháp đơn giản “sơ khai” – điều răn cấm.  Mà chúng ta biết rằng luật pháp của xã hội rất tương đối bởi nó mang tính chủ quan và thay đổi theo không gian và thời gian – tức tùy theo nơi con người sống và chế độ chính trị chẳng hạn. Ở sắc thái của nội dung này, nếu so sánh về mặt giá trị hữu dụng thì có lẽ không cần đến sự hiện hữu của tôn giáo; vì thế tôn giáo phải dựa vào sắc thái nội dung thứ hai sau.
2/. Vô hình:  Tôn giáo đánh trúng vào tâm lý ham sướng sợ khổ, ham sống sợ chết của con người, nên số ít kẻ giả tạo lanh trí đã bày vẽ ra một thần tượng nào đó có khả năng đáp ứng cho các nhu cầu tâm lý này bằng việc dựng đứng và ca ngợi thần thông, phép lạ … để chiêu dụ.
Đối với người theo tôn giáo cũng cần phân biệt làm hai loại:
Loại giả:  Gồm một số ít người lanh trí, lợi dụng tổ chức tôn giáo để thủ lợi cá nhân.
Loại thật:  Gồm số đông người căn trí thấp – nặng về đời sống tinh thần “tình cảm”, bị lợi dụng bởi những hứa hẹn khen thưởng và trừng phạt ảo tưởng, nhưng đáp ứng cho nhu cầu tâm lý ham sướng sợ khổ và ham sống sợ chết của chính mình từ trong nội tâm sâu thẳm. Loại này cũng được chia làm 2 dạng:
       1/. Tu sĩ:  Đây là số ít những người thụ động trong đời sống tinh thần “lý trí”, là những gương mẫu hình thức của tôn giáo. Bằng vào đức tin, họ tự nhồi sọ mình (tự kỷ ám thị) và có nhiệm vụ nhồi sọ (ám thị) cho các tín đồ, để tất cả đều đạt cái gọi là “Đời sống Đức tin”.
       2/. Tín đồ:   Đây là số đông những người thụ động trong đời sống tinh thần “lý trí”, họ dễ bị các tổ chức tôn giáo dụ dẫn và nhồi sọ mà trở nên cuồng tín, và có thể hành động với những thủ đoạn xấu ác nhất – điển hình là vấn đề kinh tài và khủng bố nơi các tổ chức tôn giáo ngày nay.
III. Kết luận.
Qua vài phân tích nói trên, có thể thấy rằng, những ai mong cầu sự thật và tự do nơi tôn giáo quả thật mong manh và đầy bất trắc trói buộc. Sự thật có lẽ may ra chỉ đến với những ai chân thành cầu thị, có lòng dũng cảm, không cố chấp thành kiến, và tự do thật sự chỉ là kết quả tất yếu từ đây. Nói gọn lại “Chỉ có Sự thật mới Giải thoát chúng ta” là thế.



Thầy HQ thân mến,
Bài não tui đã gửi tới thầy rồi, nay xin nhắc lại một ít để giải thích về sự thật.
Sự sống căn bản của con người là vật chấttình cảmlý trí thể hiện rõ nét nơi 3 trung khu của não con người, và được chứng minh nơi 3 loài động vật, với não được phát triển theo thứ tự từ trong ra ngoài: Vật chất à Tình cảm à Lý trí.  Sự phát triển hoàn thiện bộ não của con người theo thời gian từ lúc mới sinh ra tới lúc trưởng thành cũng theo thứ tự này.  Sự thật là đỉnh cao của sự phát triển não, có điều kiện logic là sự hoạt động tốt nơi lý trí (tinh thần khoa học) chứ không nơi tình cảm (tinh thần tôn giáo). Do đó, khi dựa vào tôn giáo mà đi tìm sự thật là một nghịch lý hết sức sai lầm trên hiện thực. Tuy nhiên vẫn có những thầy tu tiến sĩ đề cao niềm tin vào tôn giáo cho vấn đề sự thật; với tui, có thể chắc rằng đây là những lý trí ngụy biện thuộc loại lanh trí tu giả.
Tác giả Minh Chung đã nói rõ “Sự thật có lẽ may ra chỉ đến với những ai chân thành cầu thị, có lòng dũng cảm không nô lệ bằng sự hiểu biết đúng đắn, không cố chấp thành kiến”, chứ sự thật nào có nơi một tinh thần nô lệ, mê muội, cuồng tín được bao bọc bằng mỹ từ “Đức tin”?
TTH


No comments:

Post a Comment