To combat the conundrum posed by the rigorous requirement of the First Cause Argument, one may take recourse in the two majestic sentences from Tractatus Logico-Philosophicus of Ludwig Wittgenstein:
- The world is everything that is the case.
- Whereof one cannot speak, thereof one must be silent. (Wovon man nicht sprechen kann, darüber muss man schweigen).
These two sentences form the very first and last line of the thin, condensed, mysterious, difficult book.
Ainsi Parlait/Thus Spoke/Así Dijo Wissai
canngon.blogspot.com
On Dec 15, 2016, at 10:18 AM, Huy Thai thaitronghuy1953@yahoo.com [chinhnghia] <chinhnghia@yahoogroups.com> wrote:
Tại sao phải có một Đấng Tạo Hóa?Nguyễn Hoài Vân***Nguyên nhân của một nghịch lý ...§§§§§§§§§§ Mọi hiện hữu đều có nguyên nhân. Đó là quy luật nhân quả. Không thể nói một điều gì đó tự nó hiện hữu. Nếu nguyên nhân của mọi sự vật là Big Bang chẳng hạn thì vẫn phải hỏi đâu là nguyên nhân của cái Big Bang ấy ? Giả sử Big Bang đến từ Big Crunch, Big Crunch ấy đến từ một Big Bang khác v.v... thì vấn đề vẫn là cái Big Bang đầu tiên do đâu mà có ?Những suy nghĩ về nguyên nhân đầu tiên (primum movens) kiểu này, đưa đến khái niệm Tạo Hóa. Khổ nỗi, giải pháp ấy lại sinh ra một nghịch lý nặng nề:Nhân danh nguyên lý nhân quả : "Mọi hiện hữu đều có nguyên nhân", bạn kết luận là : Tạo Hóa phải hiện hữu. Nhưng đối với cái hiện hữu vô cùng quan trọng ấy, bạn lại không chịu áp dụng nguyên lý "mọi hiện hữu đều có nguyên nhân". Tức là bạn tùy tiện xóa bỏ một quy luật phổ quát (luật nhân quả), không chịu áp dụng nó cho Tạo Hóa, mặc dù chính nó đã cho phép bạn suy ra sự hiện hữu của Tạo Hóa !Như vậy, giả sử Đấng Tạo Hóa hiện hữu, thì ai tạo ra hiện hữu ấy ? Nếu Tạo Hóa có nguyên nhân thì nguyên nhân ấy mới là Tạo Hóa, và chúng ta vẫn đứng trước một câu hỏi : đâu là nguyên nhân của cu cậu Tạo Hóa mới này?Có vài mánh lới để tìm cách tránh né nghịch lý vừa nêu :1) Cho rằng Tạo Hóa không thuộc về hiện hữu. Bạn ấy ở ngoài, hay "trên" (cho sang trọng) mọi hiện hữu. Đó là quan điểm của một số nhà thần học Do Thái Giáo. Tuy nhiên, điều ấy giả định ngoài hiện hữu, có cái gì đó hiện hữu. Nói thế tức là tùy tiện sáng chế ra một phạm trù mới, để biện minh cho một nghịch lý mà mình không biết làm sao giải quyết. Giả sử có những "hiện hữu không hiện hữu", thì tại sao lại phải là Tạo Hóa, mà không phải là thằn lằn hay ễnh ương ?2) Tìm cách mở rộng vấn đề ra đến mức độ tuyệt đối, bằng cách bảo rằng: Không cần Tạo Hóa, chỉ có Thiên Chúa, và Thiên Chúa LÀ hiện hữu. Tức là tất cả hiện hữu đều là Thiên Chúa, không có ai tạo nên cả. Chúng ta chỉ cần nhận thấy rằng trời trăng mây gió con người súc vật v.v... hiện hữu, và bảo : Tất cả đều là Thiên Chúa, vận hành theo quy luật nhân quả, không cần ai tác tạo. Đây là quan điểm của Ấn Giáo và Spinoza (Deus siwe natura). Tuy nhiên đó chỉ là mở rộng vấn đề đến tuyệt đối để lẩn tránh vấn nạn "nguyên nhân của Thiên Chúa". Thiên Chúa dù bao gồm tất cả hiện hữu, vẫn phải có nguyên nhân.§§§§§§§§Để "đơn giản hóa" câu chuyện, xin đề nghị một cách đặt vấn đề khác : Tại sao lại phải có "cái gì đó", tại sao có hiện hữu, thay vì không có gì cả, cho tiện đường dư luận ? Hiện hữu để làm gì ?Nguyễn Hoài Vân05/02/2015
No comments:
Post a Comment