Học thuyết hữu thần của tín ngưỡng độc thần này gọi là thuyết độc thần hay độc thần thuyết (獨神論; E: monotheism).
Ở phương Tây, Kinh thánh Do Thái (Hebrew Bible), tức Cựu Ước (Old Testament) của Cơ Đốc giáo, là nguồn kiến thức chủ yếu về độc thần giáo, miêu tả trình tự và thời điểm độc thần giáo được giới thiệu vào vùng Trung Đông và phương Tây. Trong lịch sử cổ đại, cho đến thời điểm ấy (khoảng 1500 năm TCN), mọi nền văn hoá đều đặt niềm tin vào nhiều thần linh, hoặc vào các sức mạnh thiên nhiên và các loài tạo vật, hoặc tin vào sự huyền nhiệm của môn chiêm tinh, nhưng không ai đặt niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Theo các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, ấy là khi Abraham nhận biết Thiên Chúa (Sáng thế ký 12:1-9; 13:14-18;15; 18; và 22), ông được cho là tín hữu độc thần giáo đầu tiên trên thế giới.
Kinh Thánh Hebrew dạy rằng mặc dù khi sáng thế Adamvà Eva (cùng với dòng dõi của họ) đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng trải qua các thế hệ, Thiên Chúa và danh của Ngài đã bị lãng quên.
Đặc trưng có 3 tôn giáo độc thần lớn trên thế giới nói trên:
1) Do Thái giáo.
Do Thái giáo (Judaism): Qui tắc sống đạo được bảo tồn và huấn thị trong kinh Torah và kinh Tanakh (Kinh Thánh Hebrew), cung cấp nguồn văn kiện xác minh sự khởi phát và tăng trưởng của nền luân lý độc thần giáo của Do Thái giáo:
Moses trở lại với dân chúng với Mười Điều Răn trên tay. Điều răn thứ nhất dạy rằng "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Ai Cập ký 20.3).
Hơn nữa, người Do Thái thường trích dẫn Shema Yisrael chép rằng: "Hãy lắng nghe, hỡi Israel: Đức Giê-hô-va, Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa là duy nhất". Độc thần giáo là trọng tâm của Do Thái giáo và dân tộc Do Thái.
2) Cơ Đốc giáo.
Xác tín vào một Thiên Chúa duy nhất, hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (giáo lý Ba Ngôi). Ba Ngôi có cùng một bản thể và một thần tính. Tuy nhiên, có một vài giáo phái nhỏ, tự nhận mình thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo như Chứng nhân Jehovah, bác bỏ giáo lý Ba Ngôi trong khi đạo Mormon chỉ thờ một Thiên Chúa nhưng không phủ nhận sự hiện hữu của các ngôi kia
3) Hồi giáo.
Hồi giáo trình bày tín lý của mình về độc thần giáo theo cung cách đơn giản hơn. Bản tín điều Shahadah(الشهادة) khẳng định niềm tin vào Đấng Allah duy nhất và tiên tri Muhamad. Câu kinh này được xem là một trong Năm Trụ cột của Hồi giáo theo hệ phái Sunni. Khi một người đọc to câu kinh này, người ấy được xem là đã chính thức theo đạo Hồi.
Hồi giáo cho rằng tính duy nhất của Thiên Chúa là giáo lý căn cốt. Hơn nữa, Hồi giáo còn xem học thuyết Ba Ngôi của Cơ Đốc giáo là sự biến dị của lời dạy của Chúa Jesus.
Xem thêm:
- Thuyết độc thần – Wikipedia tiếng Việt
3/- Thuyết phiếm thần.
Biểu tượng thuyết phiếm thần
Thuyết phiếm thần hay phiếm thần thuyết (泛神論 ; E: pantheism) là quan niệm cho rằng “Thần là Thế giới”. Học thuyết này đồng nhất hóa thần linh và tự nhiên.
Trong tiếng Hy lạp pantheism được phân tích: pan = tất cả; theos = Thần (Thượng Đế). Theo đó, phiếm thần hàm ý "Thượng Đế là Tất cả và Tất cả là Thượng Đế", tức mọi sự vật đều hoàn toàn có Thượng Đế nội tại chứ không tách biệt, hoặc Vũ trụ hay Thiên nhiên và Thượng Đế đều tương đồng.
Thẩm sâu hơn, đây là ý tưởng cho rằng tổng thể vũ trụ và thế giới hiện hữu, đều thể hiện sự cấu thành và vận hành theo các qui luật khách quan tự nhiên, và điều đó được xem như là nguyên tắc của Thượng Đế.
Tư tưởng phiếm thần vốn có ở Đông Tây từ thời cổ đại, và nổi bật hơn với các triết gia và thần học gia phương Tây vào thế kỷ 16 và 17:
Khổng Tử – Wikipedia tiếng Việt
- Khổng Tử nói: “Đắc tội với trời không thể cầu mà thoát được”.
Giordano Bruno – Wikipedia tiếng Việt
- Theo Giordano Bruno (1548-1600), tu sĩ dòng Đa Minh nước Ý, triết gia, sau đó rời bỏ dòng tu, bị tù và sau đó bị thiêu sống. Ông đam mê các khám phá của thiên văn học về vũ trụ bao la nên cho rằng T.Đ ở khắp mọi nơi và thống nhất được mọi đối lập trong vũ trụ mà con người không thể đạt được. Ông nói: “Thần là cái toàn thể phổ quát nơi nơi, không gì đối nghịch”.
Baruch Spinoza – Wikipedia tiếng Việt
Spinoza, Benedict de (1632–1677) for A to Z of Philosophy
- Theo Benedict de Spinoza (1632-1677) triết gia Hà Lan gốc Do Thái, cho rằng T.Đ là có thật, còn thế giới cùng một bản thể với T.Đ. Ông nói: “Thần là tự nhiên”
Baron d'Holbach - Wikipedia, the free encyclopedia (trái)
Denis Diderot - Wikipedia, the free encyclopedia (phải)
- Theo Baron d’Holbach (1723-1789) nhà thần học Đức và Denis Diderot (1713-1784) nhà văn, triết gia Pháp cho rằng thế giới là có thật, còn T.Đ là tổng số của vạn vật cộng lại
Những người tư tưởng theo thuyết phiếm thần chỉ cầu mình sống thuận với thần (tức với tự nhiên), tôn kính thần và yêu thương con người, mà không cầu thần ban thưởng. Họ đa phần là những nhà nhân đạo chủ nghĩa đáng kính nhất, họ không có tâm lý cuồng tín, không réo gọi T.Đ một cách mù quáng, cũng không lo sợ ngày tận thế sẽ đến. Ví như Spinoza, ông cho rằng “Người ta có thể tôn kính Chúa, nhưng không thể lấy việc tôn kính đó làm điều kiện cầu Chúa ban phát yêu thương cho con người. Vì toàn thể vũ trụ là Chúa nên con người cũng là một bộ phận trong những thuộc tính của Chúa, ngoài việc tự hoàn thiện thần tính của mình ra, con người không thể cầu nguyện nơi một vị thần nào khác”.
Xem thêm:
- Thuyết phiếm thần – Wikipedia tiếng Việt
4/. Thuyết vô thần.
"αθεοι" (atheoi), xuất hiện trong Thư gửi tín hữu Êphêsô 2:12, có thể được dịch là "(những người) không có Thiên Chúa", trích từ Papyrus 46, một thủ bản Tân Ước tiếng Hy Lạp đầu thế kỷ thứ 3.
Thuyết vô thần hay chủ nghĩa vô thần hay vô thần thuyết (無神論; E: atheism) được định nghĩa như sau:
- Trong quyển “Từ điển Tôn giáo Thế giới” (The Oxford Dictionary of World Religions của John Bowker) đã định nghĩa “chủ nghĩa vô thần (atheism) là phủ nhận sự hiện hữu của Trời (God)” (Trời được hiểu như một chủ vật, chẳng hạn như Phạm thiên, Chúa, Thượng Đế…). Trời ở đây thực ra rất đa dạng, tùy theo mỗi hệ thống tín ngưỡng mà có những danh xưng và vai trò khác nhau. Trong các tôn giáo độc thần thì cho đó là vị chủ tể khai sáng dựng lập thế giới, trong tôn giáo đa thần thì đó là những vị thần có quyền năng siêu việt.
- Trong quyển “Từ điển Công giáo Phổ thông” (Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon) đã định nghĩa “Thuyết vô thần là thuyết phủ nhận một Thiên Chúa ngôi vị. … Ngày nay vô thần đã trở thành đa dạng và phổ biến đến nỗi công đồng Vatican II đã kể ra không dưới 8 hình thức. … Trước đạo binh đông đảo những người không tin, công đồng thật hợp lý khi tuyên bố rằng thuyết vô thần là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với con người trong thế giới hôm nay.”. Trong quyển “Từ diển Công giáo Anh-Việt của Nguyễn Đình Diễn” có kể chung 2 dạng người vô thần điển hình:
+ Người vô thần trong hành động (pratical atheist) là người sống như thể không tin có Thượng Đế.
+ Người vô thần trong tư tưởng (speculative atheist) là người không tin có Thượng Đế.
Thực ra, thuật ngữ "vô thần" chỉ mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 16 tại Pháp, còn tư tưởng vô thần thì như đã được ghi nhận là từ thời cổ đại, xuất hiện song hành cùng “hữu thần”. Vài số liệu chính về tư tưởng vô thần Đông Tây được ghi nhận theo thời gian như sau:
- Trường phái triết học Cārvāka ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.
- Triết gia Diagoras xứ Melos, Hy Lạp, thế kỷ 5 trước Công Nguyên.
- Triết gia Ludwig Feuerbach (1804 – 1872), Đức. Ông đã có ảnh hưởng lớn tới các triết gia như Engels, Marx, David Strauss và Nietzsche. Ông xem Chúa Trời là một phát minh của con người và coi các hoạt động tôn giáo là để thỏa mãn mong ước.
- Từ thế kỷ 20, chủ nghĩa vô thần ngày càng phát triển.
Biểu tượng thuyết vô thần
Kỳ thực, tư tưởng vô thần không có gì quá phức tạp như nhiều người tưởng tượng. Đó là khi thông qua các giác quan của mình, những con người trung thực đã không cảm nhận hay chứng nghiệm được sự thật hợp lý hợp lẽ về các vị thần kỳ diệu phi thường, mà vốn nhiều người khác đã truyền tụng và tin tưởng.
Trái với cá tính của người “hữu thần” là dễ tin và dễ bị kết dính, thì những đối tượng có cá tính thực tế hơn, những gì mình chưa thấu đáo thấy hay biết, hoặc chưa thấy hay chưa biết, cần phải tìm hiểu ra căn nguyên, là mảng người có thuộc tính lý trí. Đối tượng có thuộc tính lý trí này được xem là người vô thần.
Những người vô thần có thuộc tính lý trí này khi có điều kiện tiếp cận với tôn giáo, thì họ khó có thể dễ dàng tiếp nhận, khi mà lời giải của một sự kiện, một vấn đề lại thiếu đi tính hợp lý hợp lẽ và thiếu thực tế. Vì thế, không lấy gì làm khó hiểu khi thấy phần lớn số đông các nhà khoa học đều là những người vô thần.
Sâu hơn, người có nhận thức chân lý khách quan hẳn phải là người có thuộc tính lý trí. Với lý trí này, họ thấy ra được tính tương quan tương duyên tự nhiên nơi mọi sự vật, cho nên họ cởi mở hơn và không cực đoan khi đứng trước các sự kiện.Người sống với chân lý khách quan sẽ khéo hài hòa các yếu tố Vật chất, Tình cảm và Lý trí trong đời sống, chứ không thuần là một đời sống tình cảm như khẩu hiệu: “đời sống Đức tin” hay “Thượng Đế là Tình yêu”.
Vì thế, tùy theo trình độ nhận thức, có thể thấy rằng người vô thần có thể là tín đồ của một tôn giáo, là đảng viên của một đảng chính trị, là người làm việc thiện nguyện hay không thiện nguyện nhưng không tôn giáo-không đảng phái.
Mặt khác, trong cuộc sống con người, cũng nên biết rằng tính vô thường tâm lý theo thời gian về 3 yếu tố Vật chất, Tình cảm, Lý trí là một hiện thực, và có thể gây ra “mất cân bằng” ít nhiều tùy nỗ lực duy trì của từng cá nhân.
+ Vật chất: Người càng lớn tuổi, cơ thể bị suy thoái, nhu cầu đời sống vật chất cũng giảm theo (ăn uống ít).
+ Tình cảm: Người càng lớn tuổi, các quan hệ giảm dần (người thân, bạn bè, … qua đời). Con người quan tâm duy trì đời sống tình cảm, như tìm người thân mới. Ngoài ra, sự trổi dậy hoạt động của ký ức và sợ chết nơi người lớn tuổi, đã biểu hiện tự nhiên trong việc duy trì đời sống tình cảm.
+ Lý trí: Người càng lớn tuổi, càng ít chịu suy nghĩ lý luận, thậm chí còn bị lú lẫn hay bị bệnh mất trí nhớ.
Vì thế, để tránh sự xuống cấp quá nhanh chóng về thân và tâm, y học Đông Tây đã có những lời khuyên về ăn uống và luyện tập trí nhớ cho người già.
Theo trên, có thể thấy rằng đời sống của người lớn tuổi có những thay đổi lớn. Trong đó, yếu tố tình cảm hoạt động vượt trội, hơn hẳn hai yếu tố còn lại là vật chất và lý trí. Vì thế, có thể chúng ta không làm lạ gì đông đảo người lớn tuổi có xu hướng tìm đến nương tựa nơi các tôn giáo – tức vô thần à hữu thần, trong đókhông ngoại trừ nhiều nhà khoa học trước đây đã từng hoạt động cao độ trên lĩnh vực lý trí, nay vẫn phải thất thủ trước sức mạnh của tình cảm khi về già!
[Gần đây, có 2 vị Giáo sư lớn tuổi và nổi tiếng người Việt là Vũ Quốc Thúc và Nguyễn Xuân Vinh gia nhập tôn giáo, nhưng không lý giải lý do vì sao, ngược lại với nếp sống khoa học của họ vốn có trước đây khi còn trẻ.]
Xem thêm:
- Chủ nghĩa vô thần – Wikipedia tiếng Việt
5/. Một số các thuyết về thần qua đồ hình.
- Thuyết độc thần – Wikipedia tiếng Việt
- Thuyết đa thần – Wikipedia tiếng Việt
Thuyết thần giáo tự nhiên – Wikipedia tiếng Việt
- Thuyết phiếm thần – Wikipedia tiếng Việt
- Chủ nghĩa vô thần – Wikipedia tiếng Việt
The 7-level Belief Scale
No comments:
Post a Comment