Wednesday, December 14, 2016

Theism to Atheism 3

 

 

 

 

Agnostic (danh từ + tính từ) (triết học) (thuộc):  thuyết bất khả tri

 

Christianity – Percentage by country

 

Islam – Percentage by country

World nonreligious population by percentage, Dentsu Institute (2006) and Zuckerman (2005)

 

 

6/. Đạo Phật và thần.

6.1/. Vài nét về vũ trụ quan trong đạo Phật.

Vũ trụ quan của đạo Phật không nói đến Thần, mà nói đến Pháp – tức vạn sự vạn vật ở bất kỳ hình thái nào khi được đề cặp đến, trong đó không thể không bao hàm vấn đề Thần.  Có sự phân biệt Pháp theo giác quan là Tâm Pháp hay Danh(vô hình) và Sắc Pháp hay Sắc (hữu hình). 

Theo đạo Phật, bất cứ một Pháp nào cũng đều do sự tương hợp bởi nhiều Pháp khác nhau – thường gọi là Duyên. Các Duyên tương hợp chỉ hình thành tạmvà tiếp tục tương tác với các Pháp (Duyên) khác, để tạo thành Pháp mới. Chuỗi biến đổi không ngừng nghỉ ở các cấp độ vi mô và vĩ mô của một Pháp thường gọi là trùng trùng Duyên khởi.  Nguyên lý vận hành các Pháp diễn ra tự nhiên mà không do một tác nhân chủ định nào hết, được gọi là Nguyên lý Duyên khởi hay Duyên hợpDuyên sinh được mphát biểu như sau:

Cái này có thì cái kia có

Cái này không thì cái kia không.

Cái này sanh thì cái kia sanh

Cái này diệt thì cái kia diệt.

(Mjjhimani Nikaya III 63)

(Duyên khởi:  = Duyên sinh:  = Duyên hợp: ;  P: Paticcasamuppada;  S: Pratiyasamutpada;  E: Conditional CausationDependent Arising;  F: coproduction conditionnellecoproduction conditionnée)

Lưu ý rằng, giả sử có một tác nhân chủ định nào đó tham gia vào quá trình vận hành chuyển hóa, thì đó cũng chỉ là một Duyên mà thôi, và Duyên này cũng biến hóa chứ không thể là một thực thể tự hữu hay một thực thể hằng hữu ngoại lệ được. Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana sutta) thuộc Tương Ưng Bộ, III, 66  có chép rằng:

… Này các Tỳ-kheo, tất cả các ngũ uẩn, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, cần phải thật quán với Chánh tri kiến như sau:

Cái này không phải của ta

Cái này không phải là ta,

Cái này không phải là tự ngã của ta.

Chú thích:

- Cái này = Ngũ uần = Sắc (thân xác) + Thọ (tình cảm) + Tưởng (lý trí) + Hành (ý chí) + Thức (ký ức).

Ta = Ngã = (danh từ) Thực thể tự hữu, Thực thể hằng hữu, Thực thể tự hữu-hằng hữu // (tính từ) Tự hữu, Hằng hữu, Tự hữu-Hằng hữu.

===============

Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta), đức Phật còn chỉ rõ: “Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc, sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện.

Phần nào của nguyên lý Duyên khởi đã được khoa học Vật lý ngày nay diễn đạt một cách khách quan bởi định luật Bảo toàn và Chuyển hóa năng lượng, tức định luật thứ nhất Nhiệt Động Lực học (xem: First law of thermodynamics - Wikipedia).

Như vậy, nhiều vị Thần linh đặc nhiệm (Đa thần) hay một vị Thần linh tối cao, tự hữu-hằng hữu, toàn năng sáng tạo và toàn quyền thưởng phạt các vật thụ tạo (Độc thần) đều không tồn tại trong đạo Phật.

Một số nội dung về vũ trụ quan trong đạo Phật được trình bày dưới đây, có thể phần nào cụ thể hóa những khái niệm về Thần, như đã được nêu ở mục mở đầu1/. Khái niệm về thần.

6.2/. Pháp giới:

Vũ trụ theo đạo Phật có vô số thế giới vô hình và hữu hình, tất cả đều vận hành không ngừng nghỉ theo cùng những quy luật tự nhiên. Gần hơn và thực tế hơn đối với con người, đạo Phật tạm chia làm hai thế giới, đó là thế giới Chúng sinh và thế giới Giác ngộ. Cả hai thế giới này đều gọi chung là Pháp giới.

1/- Theo đạo Phật Nam Truyền:

+ Thế giới Chúng sinh chia làm 6 – tức Lục đạo hay Lục phàm:

1) Địa-ngục: 地獄;  P: niraya;   S: naraka;   E:  (the realm of) hells     ->(sân)

2) Ngạ-quỷ: 餓鬼;   P: peta;   S: pretas;   E: hungry ghosts        ->(tham)

3) Súc-sinh: 畜生;   P: tiracchana;   S: tiryagyoni;   E: animals       -> (si)

4) A-tu-la: 阿脩羅;  P;S: asura;  E: (the realm of) asuras, war gods   – -> (sân)

5) Nhân-giới: 人界P;S: manusya;   E: man, human beings               ->(tham)

6) Thiên-giới: 天界P;S: deva;   E: heaven, celestial beings     ->(si)

Thiên-giới có 6 cấp độ (Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà Thiên, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại). Tất cả được hiểu như là thiên đàng. Xem Tam giới.

 

Lòng tham-sân-si có thể được hiểu đơn giản như sau :

- Tham :  khởi tâm từ ưa thích đến chiếm giữ sự vật nào đó.

- Sân    :  khởi tâm từ chê ghét đến loại trừ sự vật nào đó.

- Si     :  không biết hay không tin luật Nhân quả-Nghiệp báo-Luân hồi Tổng quát hơn, Si được xem như là không có được Chánh tri kiến (= Nguyên lý Duyên khởi).

Tham : P:  iccha                   lobha                         abhijjha          

 S:  raga            lobham                      abhidhyana    

 E:  wish (desire)      greed (covetousness)      avarice (extreme greed)

Sân :     P:  kodha                 dosa              byapada

            S:  pratigha                    dvesa            vaira                      

            E:   dislike                        anger, resentment            enmity

Si :    P:  avijja (vô minh)          moha (mê lầm)           micchaditthi (tà kiến)                                      

        S:  avidya                        moham                     mithyadrsti

        E:  ignorance                     mistaken                 perverted  view         

 

+ Thế giới Giác ngộ chia làm – tức Tứ quả hay Tứ thánh:

Tiến trình giác ngộ và giải thoát của quả vị Thánh trong Phật giáo Nam truyền

  Tứ quả

 

Đoạn diệt kiết sử (gây phiền não)

 

Vòng tái sinh

1) Dự Lưu

(Tu-đà-hoàn)

Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ

( 3 kiết sử đầu tiên)

Thất laithêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời

2) Nhất lai

(Tư-đà-hàm)

Làm nguội thêm dục và sân 

(2 kiết sử kế tiếp)

Nhất laithêm một lần tái sinh nữa trong cõi dục

3) Bất Lai 
(A-na-hàm)

Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử ở trên:                      (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục, sân)

Bất lai : tùy sinh vào cõi Sắc giới

4) Arahant
(A-la-hán)

Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử:                          (sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh)

Giải thoát vòng sinh tử luân hồi

 

2/.- Theo đạo Phật Bắc Truyền:

Mười cảnh giới (十界) theo Phật giáo Bắc truyền.

Có quả vị Thánh trong Phật giáo Bắc truyền, đó là Thanh Văn. Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.  Phương pháp thực hành của PGBT đặt trọng tâm trên các nhận thức giác ngộ chân lý như sau :

1) Thanh Văn (聲聞P: Savaka; S: Sravaka)  Những vị đệ tử trực tiếp của Phật hay thành tựu tu tập Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh đế   P : cattari ariyasaccani;  S : catvari aryasatyani;  E : The Four Noble Truths )

2) Duyên Giác: (;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha)  Một vị Phật tự giác ngộ (Độc-giác Phật, Bích-chi Phật) hay một vị thành Phật nhờ tu tập 12 nhân duyên (Thập nhị Duyên khởi  P : paticca samuppada;  S: pratitya samutpada;  E : The Twelve Nidanas).

3) Bồ Tát (菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva)  Một người giác ngộ hay một vị Phật tương lai nhờ vào thành tựu 6 Balamật (Lục Độ  P;S : paramita;  E : The Six Paramitas)

4) Phật: (;  P;S: Buddha)  Người đã đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác—Người chuyển Pháp luân. Một vị Phật không ở trong vòng Thập Pháp giới(mười cõi thế gian) này, nhưng thị hiện giữa loài người để giảng dạy giáo pháp,nên được kể trong Tứ Thánh.

Nói chung, Lục phàm và Tứ thánh đều có thể đặc trưng cho cả thế giới hữu hình  thế giới vô hình.  Lục phàm chuyển hóa theo Mê nghiệp (động lực chấp thủ: Tham-Sân-Si), tức bị động trong sinh tử.  Tứ thánh chuyển hóa theo Tuệ nghiệp (động lực cảm ứng - Nguyện), tức chủ động trong sinh tử.

- Lục phàm:

+ Thiên giới (Si), Nhân giới (Tham), A-tu-la    (Sân):    Nhiều phước báu.

Súc sinh   (Si), Ngạ quỷ  (Tham), Địa ngục (Sân):     Ít phước báu.

Theo luật Nhân-Quả - một tính chất từ nguyên lý Duyên khởi, ví dụ một chúng sinh Thiên (# Trời) tuy nhiều phước báu (ví như có nhiều tài sản), nhưng có thể bị Nghiệp xấu dẫn sang 5 loại chúng sinh còn lại do giảm sút phước báu (ví như tài sản đã bị tiêu hao mà không tái tạo). Tương tự cho các chúng sinh khác tương thích với tình trang phước báu của chính mình.

- Tứ thánh:  Đó là khi các chúng sinh trong Lục đạo giác ngộ và sống thuần thục dần theo Chánh tri kiến “Duyên khởi”, bấy giờ Tham-Sân-Si dần tự đoạn diệt,Phước-Tuệ dần được vuông tròn. 

Vì thế, đạo Phật nhấn mạnh đến tu Tâm, đó là rèn luyện đoạn diệt Tham-Sân-Si, là 3 hình thái của Tâm chấp thủ (tình cảm: tham, sân + lý trí: si) như đã được nói đến trong:

Kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:

“Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”. 

Kinh Tạp A Hàm có chép:

Niết Bàn (涅槃;  S: nirvāṇa;  P:  nibbāna)  có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện là Tham, Sân và Si.

6.3/. Tu học.

Tu học trong đạo Phật là quá trình thực hành chuyển hóa Tâm (tình cảm +lý trí), để có được nhận thức và hành động (sống) đúng đắn với lẽ thật hiện thựccho nên thường được gọi là tu Tâm. 

1/- Chuyển hóa tâm bằng sự thực hành phòng hộ Sáu căn. 

Nói phòng hộ Sáu căn,  thực ra chính là phòng hộ tâm thức bởi hiệu ứng Sáu căn – Sáu trần – Sáu thức (18 giới hay 18 cảnh giới).

Sáu căn (六根;  P: saḷāyatana;  S: adāyatana;  E: six roots of sensation):Đây là cơ cấu thuộc sinh-vật lý gồm : 5 giác quan (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) + ý (nãolý trí, suy tưởng). 

Sáu trần (; Pbàhira-àyatana; S: bàhyu-àyatana;   E: six conceptions,consciousnesses):  Đây là 6 đối tượng của 6 căn, gồmsắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (ý tưởng).

+ Sáu thức (;  P: vinnana;  S: vijnana;  E: six gunas, six dusts):  Đây là cảm nhận sinh ra khi 6 căn tiếp cận với 6 trần, gồm:  nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.                                     

Sáu cảm nhận này là những cảm xúc có tính tương đối nhưng lại thường bị chủ quan hóa bằng các khái niệm chấp thủ - được xem là Si (thuộc lý trí), như chấp thủ về đẹp-xấu, tốt-xấu, dễ chịu-khó chịu  là đầu mối của Tham-Sân (thuộc tình cảm). Cường độ chấp thủ này càng cao, thì sự xuất hiện của đau khổ sẽ càng lớn. 

2/- Nhận diện Tham-Sân-Si.

Bằng cách thường xuyên quán niệm về lẽ thật Duyên khởi, chúng ta sẽ nhận diện Tham-Sân-Si trong hành động để có được những phản xạ phòng vệ nhanh chóng, hóa giải các chấp thủ xuất hiện ngay từ khi chúng mới hình thành trong cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, nếu chúng ta lơ là, buông lung thì chúng sẽ hình thành và tích lũy động lực tâm lý là ý chí chấp thủ (Hành uẩn), gắn bó cùng với kho chứa ký ức chấp thủ (Thức uẩn), là hai yếu tố cơ cấu của Nghiệp (P: kamma, S : karma).  

Cũng có thể thấy rằng 5 thức giác quan thuộc Thọ uẩn, còn ý thức thuộcTưởng uẩn, và Duy Thức tông về sau có lẽ đã thức hóa Hành uẩn là Chấp thủ thức(Mạt-na thức) và Thức uẩn là Tàng thức (A-lại-da thức).  [Xem chú thích Ngũ uẩn bên trên]

Tham-Sân-Si là ba độn sử tiêu biểu chính hình thành từ 6 thức này, là động lực tâm lý sai khiến trói buộc, được hình thành lâu dài (chậm sinh khởi), nhưng rất mãnh liệt và khó dứt trừ. Do đó, chuyển hóa Tham-Sân-Si theo đạo Phật Nam Truyền chính là chuyển hóa 6 tâm thức này, thông qua việc miên mật thực hành phòng hộ và sám hối 6 căn đến viên mãn.

    DanhDuy Thức tông         Tịnh Độ tông

+  Thọ uẩn5 thứcThành sở tác tríBất tư nghì trí 

+  Tưởng uẩnÝ thứcDiệu quan sát tríBất khả xưng trí

Chú thích:  Khi hành giả thực hành chuyển hóa 6 thức thì Mạt-na thức và A-lại-da thức tự chuyển hóa theo. Nói cách khác, tuy cấu trúc của Tâm gồm 4 dạng được phân loại là Thọ-Tưởng-Hành-Thức, song việc thực hành chuyển hóa chỉ cần hướng tới trọng tâm của Thọ uẩn và Tưởng uẩn. Trong Duy Thức tông và Tịnh Độ tông của đạo Phật Bắc truyềnchuyển hóa Hành uẩn và Thức uẩn được định danh như sau:

   DanhDuy Thức tông         Tịnh Độ tông

+  Hành uẩnMạt-naBình đẳng tánh tríĐại thừa quảng trí

+  Thức uẩnA-lại-daĐại viên cảnh tríVô đẳng thắng trí

 

3/- Kỹ năng Định – Tuệ.

Trong thực hành, nơi kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy trực tiếp việc chuyển hóa này như sau

"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu?

Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũi ngửi mùi, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”

 Việc “không sanh tâm” và “hãy trụ tâm không là những trạng thái của tâm bị cưỡng chế (như “đá đè cỏ”) khi tiếp cận với các Pháp (vạn sự vạn vật), mà là trạng thái tâm bình thản và thấu suốt bản chất thực của các PhápVì thế, các hành giả trong đạo Phật đã hướng tới luyện tập trang bị cho mình 2 kỹ năng là Định và Tuệ.

- Định  = Thiền định 禪定 = Thiền chỉ 禪止 = Chỉ  (P: shamatha bhavana;  S: samatha bhavana;  E: samatha meditationtranquility meditation):  Đây là cách làm cho tâm an trú trên một đối tượng, nhằm mục đích chế ngự các chướng ngại làm tâm loạn động, đó là triền cái.

1/. Hôn trầm - Thụy miên  (P: thina–middha: là  biếng nhác, mê ngủ). 

2/. Hoài nghi (P: vicikiccha: là tâm ngờ vực khả năng chứng đắc các tầng thiền).  

3/. Sân hận  (P: vyapada: là tâm giận hờn, nóng nảy).

4/.Trạo hối (P: uddhacca–kukkucca: là tâm bất an do xao động, lo âu nơi thân tâm).

5/.Tham dục (P: kamacchanda: là tâm chấp mắc vào nhiều đối tượng đã từng tiếp cận).   

- Tuệ  = Thiền tuệ 禪慧 = Thiền quán 禪觀 = Quán  (P: vipassana bhavana;  S: vipasyana bhavana;  E: vipassana meditation; insight meditation):  Đây là cách quán niệm thấu triệt về Duyên khởi, là nền tảng cho sự thấy biết đúng lẽ thật về bản chất của vũ trụ vạn sự vạn vật. Người đã thành tựu Tuệ, tức thành tựu Tâm giải thoát, sẽ không còn có cái nhìn mê mờ về mọi hiện tượng (các Pháp), chủ động trong nhân quả, sinh tử và vô nhiễm với mọi bất tịnh.

Tịnh Độ tông trong đạo Phật Bắc truyền có nêu ra 2 kỹ năng tương đương :

- Niệm Phật định (như trong đạo Phật Nam truyền):  Gồm Trì danh Niệm Phật, Quán tượng Niệm Phật, Quán tưởng Niệm Phật. Tổ chức tập luyện cho nội dung này, đạo Phật có sắc thái của như một tôn giáo, mà nếu không khéo, hành giả dễ bị lạc vào mê hồn trận của tín ngưỡng tôn giáo với nhiều mê tín.

- Niệm Phật tuệ: Đó là Thật tướng Niệm Phật.  Cũng như  ở Phật giáo Nam truyền, hành giả vẫn phải xuyên suốt Văn (học hiểu giáo pháp) + Tư (suy tưởng phản biện giáo pháp) + Tu (hành trì giáo pháp). Nội dung của giáo pháp nơi đây chính là nguyên lý Duyên khởi và các hệ quả của nguyên lý này như Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả, Tứ Đế … Thật tướng Niệm Phật chính là thực hành quán niệmnội dung giáo pháp này ngay trong cuộc sống hàng ngày.

4/- Lục thần thông.

Trong Pháp giới, những đối tượng có nhiều phước báu, cùng tùy theo tính và lượng mà có thể có những khả năng phi thường khác nhau theo phân loại Lục thần thông:  

1) Thiên Nhãn thông (;  P: dibbacakkhu, cutūpapātañāṇa;  S: divyacaksus;  E: clairvoyance): Khả năng nhìn của mắt không hạn chế - không bị trở ngại bởi khoảng cách và chướng ngại vật. 

2) Thiên Nhĩ thông (天耳;  P: dibbasota;  S: divyasrotam;  E: clairaudience): Khả năng nghe của tai không hạn chế, không bị trở ngại của ngôn ngữ, hiểu được tiếng muôn loài. 

3) Tha Tâm thông (他心通; P: paracittavijañāa, cetopariyañāṇa;  S: paracittajnana;  E: mental telepathy, ability to know the minds of all living beings): Khả năng biết được suy nghĩ của muôn loài.

4) Túc Mạng thông (夙命P: pubbenivāsānussatiñāna; S:purvanivasanusmrtij-nana;  E: ability to penetrate into past and future lives of self and others)Khả năng nhìn thấy được nhiều kiếp quá khứ của mình và người khác. 

5. Thần Túc thông (神足; P: Iddhividha;  S: rddhipada;  E: ability to be anywhere at will): khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân (khinh thân), di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý. Thần Túc thông còn gọi là Biến Hóa thông.

6. Lậu Tận thông: (漏盡;  P: asavakkhayañāa;  S: asravaksayajnana;  E: the supernatural insight into the initiative of the stream of transmigration) khả năng làm chủ thân và tâm, không bị nhiễm ô tham-sân-si trong mọi hoàn cảnh. Phá được ngã chấp là đầu mối của mọi nghiệp chướng tốt hay xấu hoặc thiện hay ác, gây ra phiền não. Người đạt Lậu Tận thông sẽ ở trong một trạng thái được gọi là Niết-bàn.

Theo đạo Phật, 5 loại thần thông đầu có thể thấy phổ biến ở tất cả các tín ngưỡng tôn giáo nơi những ai đạt kỹ năng Định. Các loại thần thông này còn gọi là phép lạ. Phép lạ tuy hấp dẫn, nhưng giá trị của nó là nhất thời và hạn hữu.  Loại thần thông thứ sáu là đặc trưng cho kỹ năng Tuệ; tuy không phô trương hấp dẫn, nhưng giá trị của nó là bền lâu và lan tỏa rộng rãi, và đây chính là điểm đến trong đạo Phật. 

Nhận xét:

Như đã trình bày trên, có thể thấy rằng đạo Phật không rơi vào các cực đoan Hữu thần (thường kiếntự hữu-hằng hữu) và cực đoan Vô thần (đoạn kiếnchết là hết).  Đạo Phật cho thấy rằng thế giới sống bao hàm cả vô hình lẫn hữu hình (xét theo thị giácluôn luôn chuyển hóa không ngừng nghỉ theo đúng các quy luật khách quan tự nhiên, chứ không hoàn toàn bị chi phối bởi một động lực chủ quan nào trái với quy luật khách quan tự nhiên này.

Xem thêm:

Vấn đáp: Đạo Phật vô thần,

Phật Và Thần - Thầy Thích Phước Tiến

 

Leonardo da Vinci - Wikipedia

Leonardo da Vinci – Wikipedia tiếng Việt

 

o0o

 

Bài đọc thêm.

1/. Một số thuật ngữ trong hữu thần thuyết.

- Mạc khải (E: revelation;  F: la révélation):  còn gọi là thần khải, làđiều kín đáo được T.Đ tiết lộ, có các loại mạc khải sau:

Mạc khải chung (general revelation):  loại mạc khải dành cho toàn loài người.

Mạc khải riêng (special revelation):  loại mạc khải dành cho Hội thánh.

Mạc khải công (public revelation):  loại mạc khải do các tông đồ truyền lại cho Hội thánh làm nền tảng cho đức tin.

Mạc khải tư (private revelation):  loại mạc khải không thuộc về nền tảng đức tin cho Hội thánh.

• Kinh Cựu Ước, kinh Tân Ước là các sách ghi chép mạc khải của T.Đ.
• Thánh truyền:  là mạc khải của T.Đ được Chúa Jesus đã trao cho các tông đồ và những người kế vị để rao giảng.

- Tiên tri (E: prophet;  F: le prophète):  còn gọi là ngôn sứ, gồm 3 đối tượng sau.

+ Người được thần khí của T.Đ tác động để chuyển thông điệp của T.Đ cho con người. Trong Tân Ước, Chúa Jesus là tiên tri của T.Đ cho loài người.

+ Giáo hội là tiên tri đặc biệt của T.Đ.

+ Các tín đồ với bí tích rửa tội được xem là tiên tri của T.Đ.

- Thiên sai (E: messiah;  F: le messie):  là người được T.Đ xức dầu thánh, đó là vua David và các hậu duệ của Do Thái giáo, là Chúa Jesus của Kitô giáo.

- Tông đồ (E: apostle;  F: l’apôtre):  gồm các đối tượng sau.

+ Nhóm 12 môn đệ của Chúa Jesus được chọn làm phụ giảng khi truyền đạo.

+ Người làm chứng cho sự kiện tử nạn và phục sinh của Chúa Jesus.

+ Người được đề cử thi hành một sứ mạng.

 

2/. V chủ nghĩa vô thần 論無神.

Thuật ngữ "vô thần" mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 16 tại Pháp. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm từ thời cổ đại được ghi nhận, nay được xem là vô thần.

 Vài số liệu chính về tư tưởng vô thần Đông Tây được ghi nhận theo thời gian như sau:

Trường phái triết học Cārvāka ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.

Triết gia Diagoras xứ Melos, Hy Lạp, thế kỷ 5 trước Công Nguyên.

Triết gia Ludwig Feuerbach (1804 – 1872), Đức. Ông đã có ảnh hưởng lớn tới các triết gia như Engels, Marx, David Strauss và Nietzsche. Ông xem Chúa Trời là một phát minh của con người và coi các hoạt động tôn giáo là để thỏa mãn mong ước.

Từ thế kỷ 20, chủ nghĩa vô thần ngày càng phát triển.

 

2.1/. Thời cổ đại.

Trường phái triết học Cārvāka có tính chất triệt để phản thần đã bắt nguồn từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.      

Các trường phái triết học Ấn Độ khác được coi là vô thần bao gồm Samkhya cổ điển và Purva Mimamsa. Sự phủ nhận một đấng tạo hóa cá thể cũng được thấy trong Kì na giáo và Phật giáo ở Ấn Độ.

 

2.2/. Thời cổ điển ở phương Tây.

Chủ nghĩa vô thần phương Tây có gốc rễ từ triết học Hy Lạp tiền Socrates, nhưng không nổi lên như là một thế giới quan rõ rệt cho đến cuối thời kỳ Khai sáng.

Diagoras xứ Melos, triết gia Hy Lạp thế kỷ 5 trước Công Nguyên, được xem là "người vô thần đầu tiên”. Prodicus và Protagoras nằm trong số các triết gia tiền Socrates khác cũng có quan điểm vô thần. Vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên, các triết gia Hy Lạp Theodorus và Strato xứ Lampsacus cũng có quan điểm vô thần.

 

Socrates bị Meletus kết tội không tin vào thần thánh. 

Họa phẩm của Jacques-Louis David, Metropolitan Museum of Art. 

Socrates đã bị buộc tội báng bổ thần thánh vì ông đã khơi gợi ra việc chất vấn về các vị thần chính thống. Tuy Socrates phản đối cáo buộc rằng ông là một "người hoàn toàn vô thần" vì ông không thể là người vô thần khi ông tin vào các linh hồn, cuối cùng ông vẫn bị kết án tử hình.

 

Lucretius (khoảng 99–55 TCN), nhà thơ La Mã cũng đồng ý rằng nếu có thần thánh thì họ không quan tâm đến loài người và không thể tác động lên thế giới tự nhiên. Vì lý do này, ông tin rằng loài người không nên sợ hãi những gì siêu nhiên. Ông giảng giải cặn kẽ về các quan niệm của ông theo trường phái Epicurus về vũ trụ, nguyên tử, linh hồn, sự không bất tử và tôn giáo trong tác phẩm De rerum natura (Về bản chất của sự vật), tác phẩm này đã phổ biến triết học Epicurus ở La Mã.

 

Ý nghĩa của "vô thần" thay đổi theo tiến trình của thời cổ điển. Những tín đồ Ki-tô giáo thời kỳ đầu đã bị những người không theo Ki-tô giáo coi là vô thần vì họ không tin vào các vị thần của các tín ngưỡng đa thần. Thời Đế chế La Mã, những người Ki-tô giáo bị hành quyết vì họ phủ nhận các vị thần La Mã nói chung và tục thờ phụng hoàng đế nói riêng. Khi Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của La Mã năm 381 dưới thời Theodosius I, dị giáo Ki-tô giáo bắt đầu trở thành một tội đáng bị trừng phạt.

 

2.3/. Thời Trung cổ và thời Phục Hưng.

Các quan điểm vô thần bị kềm hãm bởi Tòa án dị giáo Trung cổvà thần học là những mối quan tâm chủ yếu.

 

Thời Phục Hưng không làm được nhiều để mở rộng phạm vi của tư tưởng tự do và các chất vấn hoài nghi. Các cá nhân như Leonardo da Vinci đã hướng tới việc thực nghiệm như là một phương pháp để giải thích và phản đối các luận cứ của giới chức tôn giáo (argumentum ad verecundiam). Những người phê phán tôn giáo trong thời kỳ này còn có Niccolò Machiavelli, Bonaventure des Périers và François Rabelais.

 

2.4/. Thời cận đại.

- Jean Meslier, một tu sĩ người Pháp sống ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 được xem là người vô thần đầu tiên lột bỏ tấm áo choàng của thuyết thần giáo tự nhiên (deism). Theo sau ông là các nhà tư tưởng vô thần công khai khác, chẳng hạn như Nam tước D'Holbach ở cuối thế kỷ 18 nên người vô thần đỡ nguy hiểm hơn. David Hume là người tiêu biểu có hệ thống nhất về tư tưởng Khai sáng. Ông phát triển một nhận thức luận hoài nghi với nền móng là chủ nghĩa kinh nghiệm.

 

- Ludwig Feuerbach (1841) đã có ảnh hưởng lớn tới các triết gia như Engels, Marx, David Strauss và Nietzsche. Ông xem Chúa Trời là một phát minh của con người và coi các hoạt động tôn giáo là để thỏa mãn mong ước.

 

Cách mạng Pháp đã đưa chủ nghĩa vô thần ra ngoài các phòng trà để đến với công chúng. Các cố gắng thi hành Hiến pháp dân sự của giới Tăng lữ (Constitution civile du clergé) đã dẫn tới bạo lực chống giới tăng lữ và việc nhiều tăng lữ bị trục xuất khỏi nước Pháp. Các sự kiện chính trị hỗn loạn tại Paris thời cách mạng cuối cùng đã dẫn đến việc phe cấp tiến Jacobin đoạt được quyền lực năm 1793, mở ra thời kỳ Chuyên chính Dân chủ Cách mạng Jacobin. Tại đỉnh điểm, nhiều người vô thần trong giới quân sự đã cố gắng dùng vũ lực để loại bỏ tôn giáo khỏi nước Pháp, thay thế tôn giáo bằng Culte de la Raison (Sự tôn thờ lý tính).

 

Trong thời kỳ Napoléon, việc thế tục hóa xã hội Pháp đã được đưa vào hiến pháp, và cách mạng được xuất khẩu sang Bắc Ý với hy vọng tạo ra các nền cộng hòa dễ uốn nắn. Vào thế kỷ 19, nhiều nhà vô thần và các nhà tư tưởng chống tôn giáo khác đã dành công sức của mình cho cách mạnh xã hội và chính trị, tạo điều kiện cho các cuộc nổi dậy năm 1848, Risorgimento ở Ý và sự phát triển của một phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.

 

Tại nửa cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa vô thần lên vị trí nổi bật dưới ảnh hưởng của các nhà triết học duy lý và tự do tư tưởng. Nhiều triết gia Đức nổi bật trong thời kỳ này đã có thái độ phê phán tôn giáo, trong đó có Ludwig Feuerbach, Arthur Schopenhauer, Karl Marx và Friedrich Nietzsche.

 

2.5/. Thời hậu hiện đại.

Chủ nghĩa vô thần trong thế kỉ 20, đặc biệt trong hình thức vô thần thực tiễn, đã phát triển mạnh trong nhiều xã hội. Tư tưởng vô thần được ghi nhận bởi nhiều triết thuyết khác rộng hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa hiện sinh, thuyết khách quan, chủ nghĩa nhân văn thế tục, thuyết hư vô (nihilism), chủ nghĩa chứng thực logic (logical positivism), chủ nghĩa Marx, thuyết nam nữ bình quyền và các phong trào khoa học và duy lý nói chung.

 

Chủ nghĩa chứng thực logic và thuyết khoa học vạn năng (scientism) đã mở đường cho chủ nghĩa chứng thực mới (neopositivism), triết học phân tích (analytical philosophy), thuyết cấu trúc (structuralism) và chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa chứng thực mới và triết học phân tích đã loại bỏ thuyết siêu hình và chủ nghĩa duy lý cổ điển để hướng về chủ nghĩa kinh nghiệm chặt chẽ và thuyết duy danh nhận thức luận. Những người nổi bật như Bertrand Russell phủ nhận mạnh mẽ vào đức tin. Trong tác phẩm thời kỳ đầu của mình, Ludwig Wittgenstein đã cố gắng tách riêng ngôn ngữ siêu hình và siêu nhiên ra khỏi nghị luận duy lý. A. J. Ayer dùng lập trường gắn bó với khoa học thực nghiệm để khẳng định tính bất khả kiểm chứng và vô nghĩa của các phát biểu tôn giáo. Trong mối liên quan đó, thuyết cấu trúc ứng dụng của Lévi-Strauss dẫn nguồn gốc của ngôn ngữ tôn giáo về tiềm thức của con người khi phủ nhận ý nghĩa siêu việt của ngôn ngữ đó. J. N. Findlay và J. J. C. Smart lập luận rằng sự tồn tại của Thượng Đế về logic là không cần thiết. Các nhà tự nhiên học và nhất nguyên duy vật như John Dewey coi thế giới tự nhiên là cơ sở của mọi thứ, họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế hay sự bất tử.

 

Thế kỷ 20 còn chứng kiến sự lớn mạnh của chủ nghĩa vô thần, được khích lệ bởi diễn giải về các tác phẩm của Marx và Engels. Sau Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917, tự do tôn giáo cho các tôn giáo nhỏ đã tồn tại được vài năm, trước khi các chính sách của Stalin chuyển sang hướng kiềm chế tôn giáo. Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác chủ động truyền bá chủ nghĩa vô thần và phản đối tôn giáo, thường bằng các biện pháp bạo lực.

 

Những người đi đầu khác như E. V. Ramasami Naicker (Periyar), một lãnh đạo vô thần nổi bật của Ấn Độ, đấu tranh chống lại Ấn Độ giáo và đẳng cấp Bà-la-môn do phân biệt đối xử và chia rẽ nhân dân dưới danh nghĩa đẳng cấp và tôn giáo. Điều này thể hiện rõ năm 1956 khi ông đeo cho thần Rama của Ấn Độ giáo một tràng hoa kết từ những chiếc dép.

 

Năm 1966, tạp chí Time đặt câu hỏi "Phải chăng Thượng Đế đã chết?" ("Is God Dead?") khi bàn về phong trào thần học về cái chết của Thượng Đế, trích dẫn ước lượng rằng gần một nửa dân chúng trên thế giới sống dưới một quyền lực phản tôn giáo, và hàng triệu người khác ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ có vẻ thiếu hiểu biết về Thượng Đế.

 

2.6/. Voltaire và chủ nghĩa vô thần.

 Quan điểm về tôn giáo và triết học của văn hào Voltaire có thể được tóm tắt dưới đây:

Tôn giáo.

Qua các tác phẩm Voltaire thể hiện quan điểm rằng không cần đức tin để tin vào Chúa. Ông tin vào Chúa nhưng là niềm tin lý tính. Ông cũng phản đối đạo Ki-tô quyết liệt nhưng không nhất quán. Một mặt ông cho rằng Giê-su không tồn tại và các sách Phúc âm là nguỵ tạo nên chứa đầy mâu thuẫn nhưng mặt khác ông lại cho rằng cũng chính công đồng đó đã gìn giữ nguyên bản mà không thay đổi gì để giải thích cho những mâu thuẫn trong các sách Phúc âm. Ông cũng gọi người da đen là động vật (trong Essai sur les mœurs) và thấp kém so với con người cả về mặt thể chất và tinh thần. Ông cũng viết nhiều về các chủng thổ dân khác nhau và có quan điểm bài Do thái.

Triết học.

Tác phẩm lớn nhất của ông để lại là Dictionnaire philosophique (Từ điển Triết học) tập hợp nhiều bài viết riêng của ông và các bài ông viết trong Encyclopédie (Bách khoa thư) của Diderot. Trong đó ông phản bác thể chế chính trị đương thời của Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn phong, tính cách riêng của mình. Qua đó Voltaire nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ không phải giáo điều.

Ông đồng ý với luận điểm của Isaac Newton và John Locke. Ông cũng phản bác chế độ thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ.

Dưới đây là trích đoạn bài viết về văn hào Voltaire của học giả Nguyễn Hiến Lê (phần nói về cuối đời và cái chết trang trọng của ông.

“… Vì có lòng quảng đại và nhân từ đó, về già Voltaire được quốc dân kính mến và danh ông mỗi ngày một rực rỡ.     
Năm 1770, bạn bè quyên tiền để đúc tượng bán thân cho ông. Hàng ngàn người, từ vua chúa tới thường dân tranh nhau cái vinh dự được quyên. Ông ngần ngại không muốn, nhưng không ai nghe và vầng trán cao, nụ cười mỉa mai của ông đã được lưu lại hậu thế.       

Ít tháng trước khi mất, Voltaire muốn thăm Paris mà ông đã xa cách ba chục năm. Các y sĩ khuyên không nên đi, ông cương quyết: “Nếu tôi muốn làm một việc điên khùng thì không ai ngăn cản được tôi”. Ông nhớ Paris quá, muốn chết tại kinh đô văn hoá đó. Ông đi từng chặng một, tới Paris thì xương cốt muốn rã rời. Ông lại nhà một bạn cố tri, bảo: “Tôi ngừng chết để lại thăm bác đây”. Hôm sau ba trăm người lại kính cẩn chào ông đến nỗi vua Louis XVI [16] phải ghen. Trong số tân khách đó có một danh nhân ở Hoa Kỳ mới qua với một đứa cháu. Danh nhân đó là Benjamin Franklin, kém ông 12 tuổi và cũng suốt đời chiến đấu cho tự do.     

Tuy bệnh tật, đi không vững ông cũng rán lại Hàn lâm viện. Quần chúng hoan hô nhiệt liệt, có kẻ lên xe, cắt một miếng áo của ông để làm kỷ niệm. Tới viện ông đề nghị sửa lại bộ tự điển và hăng hái như hồi còn trẻ, tự lãnh việc coi lại phần chữ A. 

Ở hý viện, người ta diễn kịch Irène của ông. Ông tới coi, khán giả kinh ngạc không hiểu sao một ông lão 83 tuổi mà còn soạn được kịch, reo hò vang rạp khi thấy ông, làm một người ngoại quốc tưởng rằng họ điên, phải bỏ ra về. Được hưởng hết những vinh dự mà nhân loại chưa bao giờ ban cho một người đồng thời như vậy, ông bình tĩnh tắt nghỉ ngày 30-5-1778.       

Nhưng ở Paris người ta không cho mai táng danh nhân đó theo lễ và bạn bè ông phải đặt thây ông ngồi trong một chiếc xe như còn sống, chở tới Scellière, nơi đó một linh mục khoáng đạt hiểu rằng thiên tài không bắt buộc phải theo luật lệ, bằng lòng cho chôn ở đất thánh. Năm 1791, thi hài ông được đem về điện Panthéon ở Paris. Một trăm ngàn người đi theo quan tài và sáu trăm ngàn người đứng đón ở vệ đường. Nhiều ông vua có ngôi cũng không được cái vinh dự đó.

Ngày nay xét lại công lao của Voltaire, ta thấy về lãnh vực triết lý, ông không cống hiến được một hệ thống nào mới mẻ cho nhân loại. Tất cả sự nghiệp của ông chỉ ở ngọn bút bén và mạnh như búa rìu. Ai cũng phải nhận ông già này có tài bút chiến nhất cổ kim và đã biết dùng nó, kiên nhẫn, nhiệt tâm dùng nó, bất chấp mọi nguy hiểm, để phô diễn, bênh vực những tư tưởng tân tiến và cao cả, để “vạch đường cho nhân loại tiến tới tự do”.  

Từ khi ông mất tới nay, đã non hai thế kỷ, sao không thấy xuất hiện một thiên tài như ông nữa? Tại nhân loại đã được tự do cả rồi ư?

 

Xem thêm:

Nhà Triết Học Pháp VOLTAIRE (1694 - 1778) và Tác Phẩm CANDIDE

Voltaire (1694-1778) - Một ông vua không ngôi 

========

Tham khảo thêm: 

-Tổng quan triết lý Tôn giáo  - Hoa Linh Thoại

Đa thần, độc thần và phiếm thần - Nhịp Cầu Giáo Lý

www.bachkhoatrithuc.vn - Phiếm thần luận

-   Thượng đế và các nhà khoa học (Trần Tiên Long)

- Những tà giáo về ba ngôi - Hoi Thanh Loi Chua - Houston 

Ba Ngôi Hiệp Một Đức Chúa Trời - Hoi thanh

YÊU JESUS: THUYẾT PHIẾM THẦN LÀ GI?

Triết học tôn giáo - Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

 

No comments:

Post a Comment