Saturday, January 2, 2016

Stories To Live By

Cảm ngộ

6 Câu chuyện ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa giúp con người cảm ngộ được nhiều điều

Câu chuyện 1:


Một vị thiền sư nhìn thấy một con bọ cạp bị rơi vào vũng nước, liền muốn cứu nó. Không ngờ vừa mới đụng tay vào, đã bị bọ cạp cắn vào tay. Vị thiền sư vẫn không sợ hãi, lại cho tay vào, nhưng lại một lần nữa bị con bọ cạp hung hăng cắn.

Vừa hay lúc đó, có một người đi ngang qua nói:“Con vật này xưa này hay cắn người, làm sao phải cứu nó?”. Thiền sư đáp: “Cắn người là bản tính của nó, còn Thiện là bản tính của tôi, tôi sao lại có thể vì bản tính của nó mà quên mất bản tính của mình được chứ!”






Cảm ngộ:

Sai lầm của chúng ta là ở chỗ, vì chịu tác động bởi ngoại cảnh mà thay đổi quá nhiều bản thân mình.

Câu chuyện thứ 2:

Nelson Mandela từng bị giam giữ và xúc phạm trong suốt 27 năm. Đến khi ông trở thành Tổng thống Nam Phi, ông đã mời 3 người cai ngục từng canh giữ ông trong thời gian chốn lao tù đến gặp mặt. Khi Mandela đứng dậy cung kính chào 3 vị này thì mọi người có mặt và trên toàn thế giới đều phải tĩnh lặng.

Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi phòng giam của mình, đi qua cánh cổng nhà tù để được tự do, tôi đã hiểu rõ ràng rằng, nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn ở trong tù”.





Cảm ngộ:

Tha thứ cho người khác, nhưng thực ra là giải thoát chính mình.

Câu chuyện thứ 3:

Có một người hỏi vị nông phu: “Trồng loại lúa mì nhé?”. Nông phu đáp: “Mỗi ngày đều phải chăm sóc nó thật tốt! Không, tôi sợ rằng trời sẽ không mưa”. Người kia lại hỏi: “Vậy ông trồng bông không?”, nông phu nói: “Không, tôi lo lắng sâu sẽ ăn bông”. Người kia hỏi tiếp: “Vậy ông sẽ trồng loại cây gì?”. Nông phu nói rằng: “Cây gì cũng không được, tôi muốn đảm bảo chắc chắn an toàn”.

Cảm ngộ:

Mọi điều đều không muốn nỗ lực, đều không muốn mạo hiểm, luôn sợ rủi ro, những người vô tích sự như vậy đương nhiên sẽ không làm nên việc gì.

Câu chuyện thứ 4:

Có một con quạ đang bay trên đường thì đụng phải một ngôi nhà chim bồ câu. Bồ câu hỏi:“Bạn muốn bay đi đâu?”. Quạ nói: “Thực ra là tôi không muốn đi, nhưng vì mọi người đều lo ngại rằng tiếng kêu của tôi không tốt lành, cho nên tôi phải rời đi”. Bồ câu nói với quạ: “Vậy thì tốt nhất là bạn đừng phí công vô sức! Nếu bạn không thực sự thay đổi tiếng kêu của mình thì cho dù bạn đi đến chỗ nào cũng sẽ đều không được chào đón”.




Cảm ngộ:

Nếu bạn mong muốn hết thảy mọi thứ xung quanh mình trở nên tốt đẹp, thì trước tiên hãy thay đổi chính mình.

Câu chuyện thứ 5:

Một gia đình có 3 người con trai, lũ trẻ từ nhỏ đã phải lớn lên trong tiếng cãi vã giữa cha mẹ, mẹ của chúng thường xuyên bị đánh tới mức thương tích khắp người. Người anh cả nghĩ:“Mẹ của mình thật đáng thương! Ta sau này nhất định sẽ đối xử tốt với vợ của mình”. Người anh thứ 2 nói: “Hôn nhân thật vô nghĩa, ta khi trưởng thành nhất định sẽ không kết hôn”.Người em út nói:“Hóa ra, làm chồng là có thể đánh đập vợ mình như vậy!”

Cảm ngộ:

Với cùng một hoàn cảnh nhưng sẽ có những lối suy nghĩ khác nhau, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này. Vì vậy, là cha mẹ ngoài việc giáo dục con cái bằng những hành động gương mẫu của mình, thì lời nói cũng vô cùng quan trọng.





Câu chuyện thứ 6:

Có một vị tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rụng trong chùa, mỗi ngày phải cần rất nhiều thời gian mới có thể quét xong. Một người nói với anh ta: “Ngươi hãy rung cái cây thật mạnh cho lá rụng xuống rồi hãy quét, như vậy ngày mai sẽ không phải quét nữa!”. Tiểu hòa thường nghe vậy thấy cũng có lý, liền cao hứng làm theo, nhưng ngày hôm sau lá lại vẫn rụng khắp sân chùa như cũ. Mặc cho người này hôm nay ra sức rung mạnh cây, ngày mai lá vẫn lại rụng xuống như vậy.

Cảm ngộ:

Mọi việc đều không thể nóng lòng làm cho xong, làm tốt việc của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc sống của mình vậy.

No comments:

Post a Comment