A. Chào bác Tiến,
Tui có ý kiến theo từng mục của bác như sau:
1/. Hình học phi Euclid chỉ là hình học Euclid mở rộng! Cụ thể với hình học Euclid thì qua 2 điểm chỉ có 1 đường thẳng, nhưng với hình học phi Euclid thì qua 2 điểm có vô số đường thẳng, đó là vì phi Euclid đã đưa vào một thông số khác với vô cực của Euclid. Đơn giản là qua hai điểm có vô số vòng tròn qua, trong đó có đường thẳng Euclid.
1/. Như vậy là bác thừa nhận một học thuyết có giá trị hữu hạn (không cao) là học thuyết theo thời gian cần sửa đổi để tồn tại hay được hoàn toàn thay thế. Ví như chiếc xe hơi cách nay trên 100 năm, chiếc TV cách nay trên 50 năm hay chiếc điện thoại cầm tay, computer … cách nay 20 năm đâu phải là sai lầm, vì nếu sai lầm thì chúng làm sao hoạt động để phục vụ con người lúc bấy giờ? Nghĩa là nguyên lý để tạo ra chúng có giá trị hạn chế, cho nên chúng cần sửa đổi nguyên lý cấu tạo hay hoàn toàn thay đổi bằng các nguyên lý mới để có bộ mặt mới lạ như ngày hôm nay.
2/. Trong vấn đề triết lý Phật học, tôi không đồng ý với từ "nguyên lý" đểdiễn đạt cho lý thuyết "duyên khởi" , duyên khởi không thể nào là nguyên lý bất di bất dịch được, đó chỉ là một "định đề" cho phật học mà thôi!
2/. Tui không hiểu vì lý do gì mà bác lại bác bỏ chữ nguyên lýtrong cụm từ “Nguyên lý Duyên khởi”? Chữ Nguyên lý là từ gốc Hán được phân tích như sau:
- Nguyên 原: Gốc rễ // Có gốc ở, bắt nguồn ở, phát sinh từ.
- Lý 理: Điều hợp lẽ của sự vật // Quy luật .
Nguyên lý 原理: Lẽ gốc đầu tiên. Nguyên lý đôi khi còn được còn được nói gọn là lý, nhưng vẫn phải hiểu là nguyên lý, chứ không phải lý.
Duyên khởi là lẽ gốc tiên khởi của nhận thức về Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Từ Bi-Trí tuệ, Tam Pháp Ấn … Vì thế, gọi là nguyên lý Duyên khởi để thấy rõ vị trí của Duyên khởi, chứ không gọi nguyên lý Tứ Diệu Đế, nguyên lý Tam Pháp Ấn, nguyên lý Bát Chánh Đạo … Và gọi là lý Vô Thường, lý Vô ngã, lý Nhân-Quả chứ không gọi là nguyên lý Vô thường, nguyên lý Vô ngã, nguyên lý Nhân-Quả.
3/. Ngoài ra tôi không đồng ý với khái niệm "vô ngã" khi chỉ dựa trên khái niệm "vô thường" để chối bỏ bản ngã của con người!
3/. Như tui đã nhiều lần trình bày sự khác biệt về định tính, đó là Vô thường đặc trưng cho tính thời gian (không cố định, không vĩnh hằng) và Vô ngã đặc trưng cho tính không gian (có mà không thực là có) của mọi sự vật. Do đó, Vô ngã là ý tưởng khác với vô thường, chứ không “dựa hơi” vào Vô thường; đồng thời Vô ngã là nhận thức tích cực giúp ta không rơi vào cực đoan cố chấp một cách vô tình gây nên đau khổ, chứ không nhằm tiêu cực chối bỏ con người một cách thiếu thực tế.
4/. Bác Huy nghĩ sao nếu không có con người thì làm gì có những lý thuyết để mà bàn cãi?
4/. Con người là một hiện thực khách quan với các đặc tính mà chúng ta không chối bỏ được. Do đó, “nếu không có con người …”, theo tui nghĩ, đây chắc là trách nhiệm nơi Đấng Tạo Hóa vậy.
TTH
B. Xin chia sẻ với ông Huy Thái vài nhận xét, nhất là liên quan đến Tự Do Tư Tưởng và Sư Thật.
Sự Thật có nhiều trình độ và lãnh vực. Sự đón nhận Sự Thật tuỳ khả năng trí tuệ và trình độ kiến thức của từng người. Tôi có thể khẳng định rằng chỉ có những người ngang hoặc hơn ông về trí tuệ và kiến thức mới hiểu những gì ông phát biểu.
Mỗi người chúng ta có quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Chúng ta có quyền phát biểu những niềm tin, luôn cả những niềm tin tư tưởng (bao gồm chính trị và tôn giáo). Tư tưởng, tự nó không có gì là thiêng liêng. Tư tưởng là sản phẩm của con người. Con người không có thiêng thiêng. Thiêng Liêng là một ý niệm tạo ra bởi Con Người (Con Người tạo ra rất nhiều ý niệm, một số khá nhiều chỉ là hậu quả của Không Tưởng và Mê Tưởng). Chỉ có Thiên Nhiên, không có Thiêng Liêng. Con người chỉ là một sinh vật, theo luật tiến hoá trở thành thông minh nhất trên quả địa cầu nầy. Vì thông minh, nên những người thông minh hơn đa số, phịa ra những chuyện thiêng liêng để thống trị tư tưởng của những ai nhẹ dạ, kém thông minh, và ít kiến thức hơn mình. Con người, như rất nhiều sinh vật khác, có nhu cầu thống trị những người khác vì quyền lợi vật chất và Cái Tôi của mình. Con Người vì Cái Tôi, nên thường có tự ái hão, thường không chấp nhận mình thua kém ai, dù có dữ kiện sờ sờ trước mặt, nhưng mỉa mai thay, lại có khuynh hướng trở thành một đảng viên trung thành, một tín đồ mù quáng, mê tín, vì không nhận thức mình là một nạn nhân/nô lệ của sư thống trị tư tưởng.
Không phải Tư Tưởng (và do đó, chủ thuyết khoa học, chính trị hoặc tôn giáo) nào của Con Người là có giá trị ngang nhau. Lịch sử nhân loại là một sự tranh đấu không ngừng của những nhóm người có tư tưởng khác nhau. May mắn cho chúng ta, Con Người có một khuynh hướng đi tim Sự Thật. Vì thế, chúng ta cũng có thể nói là lịch sử nhân loại cũng là một lich sử đi tìm Sự Thật. Cái gì trái với Sự Thật, trước sau gì cũng bị đào thải. Cái gì mà nhiều người trong một điểm trong quá khứ nào đó cho là sự thật (ví dụ: mặt trời đi quanh quả đất) nay đã trở thành một điều phi lý. Phần nhiều (in the majority of cases), Sự Thật ban đầu chỉ đến với một thiểu số người, rồi từ từ mới lan rộng sau khi vượt qua thử thách, thách đố, và hoài nghi. Vì thế, những gì mà số đông cho là sự thật chưa hẳn là đúng thế. Ngạn ngữ Mỹ có câu, "The masses are asses" (quần chúng là bọn lừa).
Sống mà không trọng Sự Thật thì chưa hẳn là Con Người Thật Sự, có cái Dũng trong Tâm Hồn. Những kẻ nguỵ biện, vọng ngữ, bóp méo lời nói/viết người khác rồi đạo đức giả, la to lên mình là nạn nhân của mạ li, là những kẻ có tâm hồn của loài gì tôi không biết, chớ không phải là của con người tự hào và tự trọng. Ông Tường Giang dùng chữ không đúng khi ông chửi họ là "Con Đĩ Già". Ông ấy nếu viết "nói/viết như Con Đĩ Già Mồm", thì không ai có thể trách ông dùng ngôn từ không chính xác.
Ông Huy Thái, tôi trân quý những gì ông đưa lên diễn đàn.
Trân trọng,
Wissai
canngon.blogspot.com
On Jan 6, 2016, at 8:44 AM, Huy Thai thaitronghuy1953@yahoo.com [chinhnghia] <chinhnghia@yahoogroups.com> wrote:
Chào bác Tiến,Đây là bài góp ý của tui cho một diễn đàn nghiên cứu về tôn giáo, về chủ đề Luân Hồi với sự lý giải theo Thập Nhị Nhân Duyên, mà lý Duyên khởi là gốc. Bài này tui còn gửi cho vài diễn đàn khác và gần 200 người quen, trong đó có người theo đạo Phật và người theo đạo Chúa đang nghiên cứu về đạo Phật.Đạo nào, Khoa học nào cũng phải có lý thuyết là cơ sở cho nhận thức trước khi hành động, dù rằng nhận thức này có thể hợp lý hay không hợp lý. Đây là đặc điểm khác biệt giữa con thú và con người.Lý thuyết hay nhận thức có thể thay đổi theo thời gian, đặc trưng cho giá trị hữu hạn như ở toán học thì trước có hình học Euclid, sau đó phải sửa đổi bổ sung hình học Phi Euclid, xem:Các ngành cơ học, vật lý học, y học … cũng thế, đều có những sửa đổi, cập nhật.Trong tôn giáo, đạo Chúa (Abraham) cũng không ngoài tính cách này với kinh Cựu Ước được cải biên thành kinh Torah cho Do Thái giáo, thành kinh Tân Ước cho Cơ Đốc giáo và thành kinh Koran cho Hồi giáo.Trong Cơ Đốc giáo còn có sự kiện Thánh “Phục Sinh” thay đổi, đó là việc an táng (E: burial, funeral). Nguyên trước năm 1963, Giáo hội Thiên Chúa giáo theo tinh thần của thần học Mục vụ (E: pastoral theology) buộc hình thức an táng phải là địa táng (E: entombment; F: enterrement) và nghiêm cấm việc hỏa táng (E: cremation; F: cremation, incineration), vì cho đó là đồng nghĩa với việc chối bỏ đức tin vào sự Phục Sinh, là không kính trọng thân xác, vì thân xác đã được coi là một chi thể của Thiên Chúa, là đền thờ của Chúa Thánh Thần (Ngôi thứ 3), vì rằng thân xác này sẽ sống trở lại (phục sinh) khi Thiên Chúa trở lại trần gian. Tuy nhiên, sau năm 1963, Giáo hội Thiên Chúa giáo lại cho phép hỏa táng nếu vì “lý do chính đáng của thời đại”.Đối với đạo Phật, thì học thuyết Duyên khởi là nền tảng của các giáo lý Vô thường-Vô ngã, Nhân-Quả, Tứ Đế, Từ Bi-Trí tuệ, Bát Chánh Đạo … dùng để tu học (= học và hành) trên 2,500 năm rồi mà vẫn không thay đổi, và ngày một soi sáng trong các lĩnh vực sống bởi tính tự nhiên và khách quan của học thuyết.Nơi đây, chúng ta chỉ nói về học thuyết một cách trung thực cho những ai muốn biết để cầu tiến cho cuộc sống, chứ không dành cho những kẻ lợi dụng học thuyết để mưu cầu danh lợi bất chánh cá nhân.Do dó, trên tinh thần tôn trọng lẽ thật và khách quan khoa học, bác Tiến nếu có thể thì cố gắng tìm biết thêm, bằng không thì xóa đi những gì bác thấy không cần thiết, hơn là những phê phán thiếu dẫn chứng cụ thể hay lý lẽ thiết thực. Bác Tiến đã đọc nhiều về các tôn giáo chưa? Vấn đề tôn giáo hay các vấn đề khoa học kỹ thuật theo tui nghĩ không thể loáng thoáng cưỡi ngựa xem hoa, theo đó mà dễ đưa ra những nhận định một chiều tầm phào bằng một vài dòng thiếu sinh động?TTH
No comments:
Post a Comment