Thursday, January 1, 2015

Was the Original Crucifix a Symbol of Super Phallus?

Ngoại trừ speculation "The Orginal Cruxifix Was a Super (sic!) Phallus", tôi đồng ý với nhận xét của ông Giác Hạnh về thực chất của Catholic Church (CC) , một tổ chức chính trị nằm dưới hình thức tôn giáo. Một điều không đáng lấy làm ngạc nhiên, vì thật ra không có sự ngăn cách giửa Đời và Đạo, giữa Chính Trị và Tôn Giáo nhưng cơ cấu tổ chức của CC là lộ liễu nhất, biểu tượng qua sự thiết lập "ngoại giao" với nhiều quốc gia trên thế giới, và giáo huấn công khai "Đạo hơn Quốc Gia và Dân Tộc".

Chỉ có ta, với bộ não của ta, và vũ trụ, không có ai làm trung gian, không có thần thánh, không có "Thượng Đế". Chỉ có ta và người khác như ta. Họ có thể học rộng, hiểu sâu, và thông minh hơn ta, và do đó có thể là thầy (tạm bợ) của ta, nhưng bản chất họ vẫn là người như ta. 

Đã là người, là cạnh tranh quyền lợi với nhau. Muốn có quyền lợi thì phải có quyền lực. Quyền lực bằng vật chất/vũ khí không bền bỉ và tinh vi bằng sức mạnh của tư tưởng. Thống trị kẻ khác bằng ý thức hệ/tôn giáo mang lại sự an lạc và khoái trí hơn vì kẻ bị thống trị/những nô lệ tư tưởng không biết mình bị thống trị và nô lệ mà còn, oái oăm thay, tôn sùng người thống trị minh là "Cha", rồi "Đức Cha", và tin vào một sự hoang tưởng, một niềm tin mù quáng, không kiểm chứng được là có "Chúa ở trên trên Trời"/"Thiên Chúa",    là có "Thượng Đế". 

Sự thật/bản chất của sự việc rất đơn giản một khi đã hiểu. Muốn hiểu thì phải học hỏi và can đảm trong suy tư. Giả thuyết không dựa trên dữ kiện thì chỉ là đón mò và tưởng tượng, rồi cho đó là chân lý. Thật là lố bịch!

Một vài câu viết trên diễn đàn, qua nội dung và cách trình bày tư tưởng bằng sự chọn lựa và sắp đặt từ ngữ, cho chúng ta biết trình độ học thức, khả năng suy tư, và mắt còn có ghèn hay không, của người viết. Ngạn ngữ "Dốt lại hay nói chữ" rất đúng vì có nhu cầu thích ứng với mặc cảm tự ti. Viết càng dài càng lộ cái dốt của mình ra. Văn hay không cần nhiều lời.

Im lặng vẫn là tốt nhất, nhưng đôi khi bắt buộc phải nói/viết ra vì muốn chống bạo quyền, muốn chống tình trạng mỵ dân và bốc lột,  và vì tình thương.

Ai còn háo danh và quyền lực là vẫn còn mặc cảm tự ti. Những vị chân tu Ấn Độ sống ẩn dật và chỉ nhận vài đệ tử sau khi thử thách và chọn lựa. Họ không bao giờ màng đi thuyết pháp bên Âu Mỹ như các thầy kém cỏi khác.

Đời ai cũng chết. Sống và chết phải có ý nghĩa. Như Nietzsche nói, "Chết phải đúng lúc"/ "Die at the right time".

No comments:

Post a Comment