Cái suy tư về vai trò của tôn giáo của ông VLC là cái hiểu biết sở đẳng về tôn giáo của đa số con người không có thói quen suy tư đến cặn nguồn của sự việc.
Sống trong một tập thể, trong hiện đại hay thời kỳ ăn lông ở lổ, cần phải có luật lệ để duy trì sự tồn tại của tập thể, vì những ước muốn và nguyện vọng của cá nhân thường không hợp với những ước muốn và nguyện vong của tập thể.
Những luật lệ đó chưa hẳn là có tinh chất tôn giáo. Tôn giáo là về cái ý nghĩa cao hơn những luật lệ của tập thể: tại sao tôi ở đây, trái đất và tinh tú từ đâu ra, sống để làm gì, tại sao tôi và các sinh vật (động và thực) phải chết, có phải chết là hết, v.v...Nói một cách khác, tôn giáo là hậu quả của suy tư của con người về những câu hỏi hiện sinh (existential questions) và ý nghĩa cuộc đời (meaning(s) of life). Vì tôn giáo là sản phẩm của con người, nên không có bình đẳng về giá trị giữa tôn giáo. Hơn nữa, sự suy tư của con người có tiến triển, do đó, tôn giáo cũng tiến triển theo thời gian, từ pantheism, polytheism đến monotheism. Cái sai lầm và ngạo mạn của những ai theo monotheism là cho tôn giáo phải có vai trò của "Thượng Đế", và đạo của họ là "tốt" hơn các đạo khác mà không nhận thức rằng họ là nạn nhân của thói quen, hoàn cảnh, và lười biếng suy tư/vấn đáp/học hỏi. Họ không biết hoặc không chấp nhận tôn giáo chỉ là một hình thức của ý thức hệ. Nếu chúng ta chấp nhận tiền đề tôn giáo là một hình thức của ý thức hệ thì Buddhism, Communnism (chết vì đi ngược bản chất ích kỷ và khuynh hướng mê quyền lực và độc tài của con người), atheism, secular humanism đều là tôn giáo cả.
Những điều tôi viết trên đây hôm nay và vài năm nay trên diễn đàn, phần đông là tự tôi nghĩ ra, chớ không phải lập lại từ trong website "Sách Hiếm", như một vị đã ngộ nhận. Tôi chưa tìm đọc những bài viết trong đó, ngoại trừ các bài được đưa lên diễn đàn. Tuy nhiên, thực sự rất ít có gì mới mẻ trong tư tưởng con người như trong công nghệ và kỷ thuật. Càng lên cao càng giống nhau. Everything that rises will converge.
Sau đây là 3 ý nghĩ tôi có. Có thể nhiều vị cũng nghĩ ra như vậy, vì thế, tôi không cho là độc đáo và ngộ nghĩnh:
1. Mặc cảm tự tôn không phải là cái ngược lại của mặc cảm tự ti, vì nó là một mặt nạ của mặc cảm tự ti. Cái ngược lại của tự ti là chấp nhận có người hơn ta và thua ta trong bất cứ lãnh vực nào.
2. Tất cả liên quan đến con người là một trò chơi (game): tình yêu, chính trị, tôn giáo, danh vong, tiền tài, v...v...Muốn thắng trong trò chơi, chúng ta phải theo luật của trò chơi.
3. Muốn đánh giá trị đúng về một con người, một thước đo đơn giản nhất là coi người đó có trọng sự thật hay không, hay là ngụy biện trong tranh luận để cho cái tôi được vuốt ve.
Cám ơn quý vị đọc đến đây.
Wissai
Wissai
No comments:
Post a Comment