Trong bài kệ mở đầu của kinh Lăng Già có nói:
Thế gian ly sinh diệt
Do như hư không hoa.
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm.
Do như hư không hoa.
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm.
Nghĩa là:
Thế gian rời sinh, diệt
Cũng như hoa đốm giữa hư không.
Trí chẳng đắc Hữu, Vô
Mà hưng khởi tâm đại bi.
Theo ý kiến của tôi:
1/. Ý niệm “ly Sinh Diệt” là hàm ý vượt lên ý niệm Sinh Diệt 生滅 cực đoan là “thường sinh (= còn thường hằng, sống đời đời)” và “đoạn diệt (= mất mãi mãi, chết đời đời”.
Ý tưởng “ly Sinh Diệt” không phủ nhận hiện tượng sinh-diệt nơi cuộc sống thế gian, mà là không mắc dính vào hiện tượng sinh diệt với các mê kiến cực đoan “thường đoạn” sai lầm này, khiến chúng ta tự tạo nội kết sợ hãi (khổ tâm) và bị dụ gạt nơi các tôn giáo bằng các hứa hẹn thỏa mãn cho tâm lý yếu đuối của cá nhân là “ham sống sợ chết”.
2/. Tương tự về ý niệm Hữu 有 =/= Vô 無 (động từ) cũng không hàm ý phủ định có-không trong thế giới tương đối của cuộc sống, mà là khéo nhắc chúng ta đừng quá lụy vào hiện tượng này để không phải đau khổ cho chính mình và gây đau khổ cho người, từ những thủ đoạn lừa lọc chiếm đoạt. Cố chấp vào Hữu-Vô là hình thái của “Ngã sở (Ngã sở hữu)”.
Bậc trí thấy được tai hại của Ngã sở, cho nên tuy bình thường sống trong thế gian có-không, nhưng luôn tỉnh giác, để không phải bị có-không chi phối nơi cuộc sống.
"Tình yêu rộng lớn thực sự (đại bi tâm)" chỉ có thể hình thành trên mảnh đất tâm "ly Sinh Siệt" + "ly Hữu-Vô", chứ không tự dưng mà có được.
HT
No comments:
Post a Comment