Nếu như quý vị tìm hiểu về lịch sử của từ tôn giáo, thì quý vị có thể tạm hiểu tính lừa dối của tôn giáo và chính trị như sau:1. Tín ngưỡng tinh khôi ===> Làm lành lánh dữ: Thế giới chan hòa.2. Tôn giáo = Tín ngưỡng + Chính trị ===> Tẩu hỏa nhập ma: Nửa người nữa ngáo.3. Chính trị trá hình Tôn giáo ===> Mặc áo tu sỹ: Tranh giành quyền lợi.4. Chính Trị thuần túy ===> Cứu cánh thành công: Biện minh phương tiện.Khởi thủy thì Tín ngưỡng biểu hiện cho đời sống Tình cảm chân chất của con người hay còn gọi là Đức. Còn Chân lý biểu hiện cho đời sống Lý trí cao thượng của con người hay còn gọi là Đạo.Từ "Tôn giáo" và ý nghĩa thật sự của Tôn giáo ở điểm (2.) nói trên, chỉ mới bắt đầu phổ biến dưới thời hoàng đế La Mã thứ 57 là Constantinus (272-337)CN như chúng ta thấy ngày hôm nay.Do đó ngày nay, cụm từ "đời sống tôn giáo" hay "đời sống tâm linh" cần được chúng ta phân biệt rạch ròi làm 3 loại, đúng với ý nghĩa và thực chất của nó, đó là : Tín ngưỡng, Tôn giáo, Đạo. Các cơ sở tôn giáo ngày nay thường hay lập lờ đánh lận con đen, trộn lẫn 3 nội dung này để thu hút con người, mà chúng ta cần cảnh giác để tiếp cận giá trị thực sự về tinh thần của chúng.Cụm từ "đời sống Tâm linh" mà ngày nay chúng ta thường gặp đã bị nhiều người lợi dụng đánh tráo và hiểu sai như được phân biệt dưới đây:1/.- Đời sống Tâm linh = Đời sống Đạo = Đời sống Lý trí trong sáng và cao thượng.2/.- Đời sống Tâm linh = Đời sống Thần bí = Đời sống Tình cảm mù quáng và nô lệ.Nói chung, Tình cảm và Lý trí đều thuộc phạm trù Tâm 心 (= phạm trù Tinh thần); còn Kỳ diệu, Cao cả thuộc tính chất Linh 靈. Vì thế, Tâm linh cần hiểu là phạm trù tinh thần (= tình cảm + lý trí) trong sáng và cao thượng, chứ không thể là thứ tinh thần mù quáng và nô lệ.
Monday, November 28, 2016
TG, CT, và TL
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment