Tuesday, April 19, 2016

Stunning News: Vietnamese-American writer won a Pulitzer Prize in Fiction for his debut novel

Viet Thanh Nguyen wins the Pulitzer Prize for fiction for 'The Sympathizer'

Viet Thanh Nguyen
Viet Thanh Nguyen won the Pulitzer Prize for his novel "The Sympathizer."
(Bob Chamberlin / Los Angeles Times)
Viet Thanh Nguyen took the Pulitzer Prize in fiction Monday for his debut novel, "The Sympathizer," published  by Grove Press. Nguyen, a professor at the USC, is one of the L.A. Times' 10 critics at large.
"Thanks for all your good wishes," Nguyen wrote on Facebook. "I double checked with real people in my publisher's office...and they say that The Sympathizer really did win the Pulitzer Prize. Unless this is some cosmic virtual reality trick. I'm stunned."
Reached by phone in Boston, where he would be giving a reading later Monday night, Nguyen expressed surprise and delight. He had no plans to break out the champagne until after his reading was concluded.
The Pulitzer committee lauded "The Sympathizer" as "a layered immigrant tale told in the wry, confessional voice of a 'man of two minds' -- and two countries, Vietnam and the United States."
Nguyen, who lives in Los Angeles, was born in Vietnam; his family came to the U.S. as refugees in 1975. "The Sympathizer," which follows a wickedly smart double-agent for South Vietnam, begins at the end of the Vietnam War, moves to Southern California and eventually winds up on a film set not unlike "Apocalypse Now." Part thriller, part political satire, "The Sympathizer" is sharp-edged fiction.
The Sympathizer
"The Sympathizer" by Viet Thanh Nguyen, published by Grove Press, won the Pulitzer Prize in fiction.
(Grove Press)
Nguyen cited prior Pulitzer wins by Jhumpa Lahiri and Toni Morrison as being significant to him. "Certainly when Jhumpa Lahiri won for 'Interpreter of Maladies' it was huge for any of us working in Asian American literature," he said, admitting that's one of many ways to classify her short story collection. "When that happened, it was such a landmark for those of us who are writers of color and Asian American writers."
He says he admired the choice "to give it to Toni Morrison [for 'Beloved'] who is not just a writer but a thinker. She’s absolutely uncompromising in her aesthetic, and so articulate about why she makes certain kinds of decisions in her writing... her claim that she writes literature for black people first and foremost. That was always my aspiration too – to write for an audience of people who are intimate to me, and not to think that I was writing for a white audience first."
Nguyen explained, "The book is confession from one Vietnamese person to another – it was always designed to be addressed to Vietnamese people – anyone else who’s reading they are not the intended audience, at least not in the novel. I thought I was writing the book for myself, but to reach a larger audience it would have to speak to multiple audiences – from the feedback I’ve received, they’ve responded very positively to the book too."
Talking to the Times in 2015, Nguyen explained his perspective in creating the character. "You have a much happier life if you just see things from one point of view. You have no ambiguity," he says. The protagonist of "The Sympathizer" -- who goes unnamed throughout the book -- has to see two sides, constantly judging others and himself in a moral morass.
It's important that the Pulitzer committee recognized a work of fiction from Los Angeles, set in locations on the Pacific Rim. "We are a Pacific-facing country as much as an Atlantic-facing one," Nguyen told The Times. "Literary culture needs to recognize that diversity."
Nguyen's latest book is the nonfiction study "Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War," published earlier this month by Harvard University Press. He is at work on a sequel to "The Sympathizer."
Book news and more; I'm @paperhaus on Twitter
Copyright © 2016, Los Angeles Times
Chân dung nhà văn gốc Việt chiến thắng giải thưởng Pulitzer

alt


Hôm qua (18-4), những người chiến thắng giải thưởng Pulitzer năm 2016, giải thưởng cho các thành tựu báo chí, báo điện tử, văn học và sáng tác âm nhạc tại Hoa Kỳ, đã được công bố.
Ông Viet Thanh Nguyen, tác giả của quyển The sympathizer (tạm dịch: Cảm tình viên), đã mang về giải thưởng danh giá nhất cho hạng mục tiểu thuyết hư cấu.
Tác giả là ai?
Viet Thanh Nguyen là ai? Ông là  giáo sư ngành tiếng Anh, Hoa Kỳ học và dân tộc học tại ĐH Nam California từ năm 2003. Trước đó, ông từng là trợ lý giáo sư trong cùng chuyên ngành.
Theo hãng tin Bustle, ông Viet Thanh Nguyen là người nhập cư. Ông sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ cùng gia đình vào năm 1975. Ông sống tại Pennsylvania cho đến 
cuối thập niên 1970, sau đó chuyển đến San Jose, California. 
Tại đây, gia đình ông mở một trong những tiệm tạp hóa đầu tiên của người Việt trong khu vực. 
Ông tốt nghiệp ĐH California, Berkeley chuyên ngành tiếng Anh và dân tộc học. Sau đó, ông tiếp tục theo đuổi bằng tiến sĩ và tốt nghiệp với bằng tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh năm 1997.
Tiếp đó, ông chuyển đến Los Angeles để dạy học tại Trường ĐH Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là nhà phê bình lớn về văn hóa cho tờ Los Angeles Times và biên tập viên cho diaCRITICS, một trang blog cho cộng đồng nghệ sĩ người Việt.
Ông Nguyễn từng viết sách học thuật và các tác phẩm truyện ngắn trong quá khứ nhưng Những người đồng cảm là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.
Sơ lược về "Cảm tình viên"
Cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải nhất hạng mục tiểu thuyết của tổ chức Center for Fiction vào năm 2015, huy chương Carnegie xuất sắc cho hạng mục tiểu thuyết từ Hiệp hội Asian/Pacific American Libraries cho hạng mục tiểu thuyết. 
“Cảm tình viên” cũng chiến thắng hạng mục tiểu thuyết của giải thưởng PEN/Faulkner và tiểu thuyết khởi đầu của giải thưởng PEN/Robert W. Bingham.
“Cảm tình viên” là câu chuyện về một điệp viên Việt Nam năm 1975 vượt biên từ Sài Gòn  sang Los Angeles để hoạt động tình báo.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160418_the_sympathizer_pulitzer_comments

Những người đã đọc tiểu thuyết The Sympathizer của ông Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) nhận định đây là khoảnh khắc bước ngoặt trong văn chương Mỹ, hứa hẹn góc nhìn của người Việt về Chiến tranh Việt Nam sẽ nổi bật hơn trong dòng chính của phương Tây.

Nhưng chưa rõ liệu tiểu thuyết sẽ có thể được dịch và in chính thức ở Việt Nam hay không.

Tiểu thuyết đầu tay The Sympathizer của ông Viet Thanh Nguyen, đang dạy ngành Nghiên cứu Hoa Kỳ và Sắc tộc ở Đại học Nam California, đã được giải Pulitzer hạng mục tiểu thuyết.

Nói với BBC, nhà văn người Mỹ gốc Việt Vu Tran, dạy văn học ở Đại học Chicago, nhận xét đây là “giây phút bước ngoặt cho văn học Mỹ”.

“Hy vọng độc giả ở Mỹ và nước ngoài giờ đây sẽ có cái nhìn sâu sắc, rộng lớn hơn về giai đoạn lịch sử chung này, khi đọc cuốn The Sympathizer, và các tác phẩm của nhiều tác giả người Việt khác.”

Ông Vu Tran, sinh năm 1975 tại Sài Gòn và cùng gia đình sang Mỹ năm 1980, có tiểu thuyết đầu tay Dragonfish.

Hai tác phẩm đầu tay của Viet Thanh Nguyen và Vu Tran có điểm chung là cùng đánh giá di sản Chiến tranh Việt Nam, cùng lọt vào danh sách bình chọn 2015 của báo New York Times.

Ông Vu Tran đánh giá tác giả Viet Thanh Nguyen “đã tạo ra bước ngoặt để người Việt Nam và người Mỹ gốc Việt có thể chủ động hơn trong việc kể về cuộc xung đột này”.

'Tiên phong'

Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Quí Đức, đã nhiều năm sống ở Mỹ trước khi về Hà Nội, nói ông Viet Thanh Nguyen là một trong những người “tiên phong”.

Ông Viet đã “thúc đẩy người Việt hải ngoại viết lại các câu chuyện của mình, và cuốn sách này là một tác phẩm quan trọng giúp giải thích tâm lý nhiều người trong cuộc chiến”.

Image copyrightAFP
Image captionLoan báo giải Pulitzer tại Đại học Columbia, New York, ngày 18/4

Trong các phỏng vấn với truyền thông Mỹ, ông Viet Thanh Nguyen cho biết ông bắt đầu viết văn từ khi còn là sinh viên nhưng rồi dừng lại để học lấy bằng tiến sĩ và đi dạy.

Sau khi đã ổn định công tác nghiên cứu ở đại học, ông quay lại đam mê văn chương.

Ông đưa cho người môi giới một tuyển tập truyện ngắn, nhưng được khuyên phải viết tiểu thuyết nếu muốn bán được sách.

Tiểu thuyết The Sympathizer được ông viết suốt hai năm, được nhà xuất bản Grove/Atlantic mua vào cuối năm 2013.

Trên trang web của mình, ông Viet Thanh Nguyen cho biết: “Khi tôi lớn, tôi đọc sách, xem phim về Chiến tranh Việt Nam của Mỹ, nhưng rất ít điều nói về người Việt, họ được mô tả theo lối mòn, làm nền cho người hùng Mỹ.”

The Sympathizer viết về cộng đồng người Việt tỵ nạn thời hậu chiến, với một nửa câu chuyện diễn ra trên đất Mỹ và nửa kia bên Đông Nam Á.

Ông Vũ-Đức Vượng, một nhà báo tại Mỹ, nhận xét: “The Sympathizer khẳng định lại chỗ đứng của những người một thời tất tả chạy trốn đến khi tìm được chỗ đứng –dù là còn mong manh và chưa thoát khỏi vòng kim cô của cuộc chiến-- trong một xã hội đa dạng, Tây phương và khá dân chủ.”

Nhà văn Aimee Phan, tác giả cuốn The Reeducation of Cherry Truong, cũng khen ngợi với BBC rằng tác phẩm là “cách trả lời thông minh, mạch lạc và đôi khi gay gắt trước những quan điểm và phê bình về Chiến tranh Việt Nam”.

“Cuốn sách nêu bật vai trò và trải nghiệm phức tạp của người Việt, vốn thường bị mô tả theo mô hình rập khuôn, hay đóng vai phụ trong các câu chuyện, đặc biệt tại Mỹ.”

Được in ở Việt Nam?

Nhiều tờ báo ở Việt Nam đã nhanh chóng đưa tin về sự kiện.

Tuy vậy, với nội dung về một điệp viên cộng sản được cài vào hàng ngũ Việt Nam Cộng Hòa và sau đó sang Mỹ để theo dõi một nhóm “phản động”, chưa rõ tác phẩm có thể được in tại Việt Nam hay không.

Ông Vũ-Đức Vượng nói: “Việc dịch cuốn tiểu thuyết này sang tiếng Việt, tuy không khó nhưng để được phát hành chính thức tại Việt Nam cho người Việt đọc, tôi e là còn khó khả thi trong lúc này.”

“Nhìn vào chi tiết thì nội dung có những điểm mà chính quyền trong nước hiện thời khó có thể chấp nhận; còn nhìn vào chỗ đứng của The Sympathizer trên văn đàn thế giới thì tôi nghĩ không khí văn hóa cũng như chính trị trong nước chưa cởi mở đủ để rộng tay đón tác phẩm này.”

Ông Vượng nói: “Có thể là tôi chẩn đoán sai về tình hình trong nước, nhưng nếu tôi sai thì cũng là một điều đáng mừng cho dân tộc mình.”

Nhận xét chung về ảnh hưởng của The Sympathizer, nhà văn Aimee Phan nói: “Tiểu thuyết này có thể mở lại một cuộc đối thoại lớn hơn về dư âm cuộc chiến. Thực sự, góc nhìn của người Việt xứng đáng được phân tích.”


No comments:

Post a Comment