Khi bình luận, nhất là về chính trị và tôn giáo, ít ai trầm tĩnh và khách quan lý luận dựa trên dữ kiện và luận lý. Trái lại, nhiều người cứ dùng tình cảm cá nhân đưa ra những nhận xét mơ hồ, tổng quát và đôi khi lại dùng những từ ngữ thấp hèn để hạ những ai bất đồng ý kiến với mình. Sau đây là vài nhận xét của tôi dựa trên dữ kiện và luận lý:
1. Ông Diệm thiên vị Ki Tô Giáo, một đạo của nhóm thiểu sổ, gây ra bất mãn với đa số dân miền Nam Việt Nam.
2. Ông Diệm dùng chính sách gia đình trị một cách lộ liễu.
3. Ông Diệm theo một chính sách ca tụng cá nhân quá đáng và lố bịch. Tại sao cần phải có bài hát "Truy Tôn Ngô Tổng thống" với những lời lẽ thậm xưng (hyperbole) nịnh bợ rẽ tiền.
4. Tại sao ông Diệm cứ luôn luôn kết thúc bài nói với dân chúng miền Nam với câu "Xin ơn trên phù hộ cho chúng ta"? Điều nầy cho thấy ông Diệm là người cầm quyền không tế nhị, không biết được cảm nghĩ của đa số người dân miền Nam về Ki Tô Giáo, một đạo Thực Dân Pháp sử dụng như là một chiêu bài xâm lăng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta, một đạo có nhiều giáo điều ngược lại tín ngưỡng và niềm tin truyền thống dân tộc, một đạo đầy tự tôn tự đại cho mình là chánh đạo và coi nhũng đạo khác là tà đạo.
5. Ông Diệm không biết chổ đứng và địa vị căn bản của mình. Ông không phải là anh hùng dân tộc dám hy sinh chống cự Thực Dân Pháp như Cụ Phan Bội Châu. Ông ta chỉ là một quan lại, nhờ Mỹ nâng lên mới có quyền thế. Khi Mỹ không tin dùng nữa và khuyến khích các tướng lãnh đảo chánh, nếu là người nhanh trí và biết thân phận mình thì ông Diệm đã không bị giết. Ngược lại, trong cuộc điện đàm ngắn với Đại Sứ Mỹ vào ngày 1 tháng 11, năm 1963, ông Diệm cứ năng năng xưng hô mình là quốc trưởng và từ chối từ chức và lời bảo đảm tánh mạng của Đại sứ Mỹ với điều kiện ông Diệm phải lưu vong một mình. Khi ông Diệm gọi trở lại thì Đại Sứ Mỹ trả lời rằng tình hình đã đổi thay và tánh mạng của ông không còn được bảo đảm nữa. Sự hành xử không thức thời của ông Diệm không khác chi hành động của Saddam Hussein và Gaddafi khi tình thế đổi thay, gây ra cái chết của bản thân và nhiều người thân, trong khi đó Ben Ali của Tunisia, biết thân phận mình khi dân chúng nổi lên chống lại chế độ, ông ta và gia đình bỏ Tunisia chạy ra khỏi nước. Cái chết của ông Diệm không gây ra sự xúc động mãnh liệt trong quần chúng như cái chết của Nelson Mandela và Nasser. Tôi nghĩ lịch sử sẽ không bao giờ coi ông Diệm là một lãnh tụ anh minh và "cha già" của dân tộc như Mandela của Cộng Hoà Nam Phi và Mustafa Kemal Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, ông Diệm sẽ bị coi là một người không thực tài mà còn bảo thú phong kiến, quan liêu, và không tôn trọng tôn giáo nào ngoại trừ Ki Tô Giáo vì quá trình tôn giáo của gia đình ông và chính bản thân ông.
6. Một sự kiện khó chối cãi là ông Diệm không thực tài, cầm quyền được là do Mỹ đưa lên. Cờ đến tay mà không biết phất; còn lại dung túng cho gia đình ông ta lộng quyền; thiên vị Ki Tô Giáo, một đạo của thiểu sổ, và đàn áp Phật Giáo, một đạo của đa số; lúc hiểm nguy không biết ứng biến, thì bị giết, không có chi làm ngạc nhiên. Ai thương nhớ ông Diệm có quyền tưởng niệm ông ấy. Xin đừng gán tội cho những cư tăng Phật Giáo chống đối chế độ ông Diệm vì chủ trương và chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ đó, là những người gây ra cái chết ông Diệm. Ông Diệm chết là vì a) Mỹ không còn muốn dùng ông ta nữa, nhất là sau khi ông muốn "đi đêm" với chế độ miền Bắc, và b) cá tính của ông ta ("Character is Fate")
No comments:
Post a Comment